Product, Rectangle, Font

TRÒN 67 NĂM SAU NGÀY GIẢI PHÓNG THỦ ĐÔ (10.10.1954 -10.10-2021), HÀ NỘI NGÀY NAY ĐÃ BƯỚC SANG MỘT TRANG SỬ MỚI, GƯƠNG MẶT THỦ ĐÔ ĐÀNG HOÀNG HƠN, RỰC RỠ HƠN. MỘT THỦ ĐÔ BƯỚC QUA KHÓI LỬA CHIẾN TRANH, XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI; MỘT THỦ ĐÔ VỮNG VÀNG TRONG ĐẠI DỊCH, TƯƠNG THÂN TƯƠNG ÁI...

Cách đây tròn 67 năm, sau thất bại tại Điện Biên Phủ, thực dân Pháp phải ký Hiệp định Giơnevơ công nhận độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam và phải rút quân khỏi miền Bắc. Dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng, quân và dân Hà Nội đã chủ động chuẩn bị lực lượng về mọi mặt để tiếp quản Thủ đô.

Font

Sáng 8.10.1954, các đơn vị quân đội chia làm nhiều hướng tiến vào ngoại thành Hà Nội, bao bọc nội thành các hướng đông, tây, nam, bắc, theo đường đê La Thành và ven sông Hồng, Hồ Tây.

6 giờ sáng 9.10.1954, quân đội ta tiến vào các cửa ô rồi toả đi tiếp quản nhà ga, Phủ Toàn quyền, khu Đồn Thuỷ, khu Bờ Hồ, Phủ Thống sứ.

16 giờ 9.10.1954, những tên lính thực dân Pháp cuối cùng rút qua cầu Long Biên, quân và dân ta hoàn toàn làm chủ thành phố.

8 giờ sáng ngày 10.10.1954 bắt đầu một cuộc diễu binh lực lượng của cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn Thủ đô thuộc Đại đoàn 308 đi trên các đường trung tâm của nội thành, rồi tiến vào cửa Đông Thành Hà Nội, thuộc quận Hoàn Kiếm và Ba Đình.

8 giờ 45 phút, cánh quân phía Nam diễu binh ở khu vực quận Hai Bà Trưng rồi chiếm lĩnh toàn bộ khu vực Đồn Thuỷ và nhà Đấu Xảo.

Trên các ngả đường đoàn quân diễu binh đi qua, nhân dân Hà Nội dâng hoa, cờ, ảnh Bác Hồ, hát ca và hô khẩu hiệu mừng Đoàn quân giải phóng, mừng Bác Hồ, Trung ương, Chính phủ... trở về Thủ đô, mừng Thủ đô sạch bóng quân thù.

Đúng 15 giờ ngày 10.10.1954, hàng vạn nhân dân và các đơn vị quân đội tham gia tiếp quản thành phố trang nghiêm dự Lễ chào cờ tại sân vận động Cột Cờ. Đó là lễ chào cờ lịch sử đầu tiên trong ngày Hà Nội được giải phóng.

Trong buổi lễ chào cờ, Chủ tịch Uỷ ban Quân chính Hà Nội - Thiếu tướng Vương Thừa Vũ trân trọng đọc lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi đồng bào Thủ đô nhân ngày giải phóng. Cả Hà Nội rạo rực niềm vui giải phóng, tự hào về sức mạnh hùng hậu kháng chiến, vô cùng biết ơn Đảng và Bác Hồ kính yêu.

Ngay sau khi tiếp quản Thủ đô, Đảng bộ và chính quyền Hà Nội đã lãnh đạo nhân dân nhanh chóng ổn định tình hình, bắt tay vào khôi phục và cải tạo thành phố. Chỉ hơn một tháng sau giải phóng, thành phố đã thông qua kế hoạch phục hồi công thương nghiệp và một năm sau đã hoàn thành cải cách ruộng đất, một nhiệm vụ chiến lược cơ bản của cách mạng dân tộc dân chủ.

Từ năm 1964, đế quốc Mỹ đổ quân ồ ạt vào miền Nam và tiến hành chiến tranh leo thang đánh phá miền Bắc. Thủ đô Hà Nội là mục tiêu đánh phá quan trọng nhất của quân xâm lược.  

Hà Nội đã cùng các địa phương, dưới sự lãnh đạo của Đảng, làm nên một “Điện Biên Phủ trên không” (tháng 12.1972), buộc Mỹ phải quay lại bàn đàm phán và ký Hiệp định Paris, chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam. Đây là tiền đề quan trọng để cả nước làm nên Đại thắng mùa xuân năm 1975, non sông về một mối.



Những năm sau ngày đất nước thống nhất, Hà Nội cùng cả nước bước vào thời kỳ khắc phục hậu quả chiến tranh, tiếp tục vượt lên thử thách của khó khăn nghèo nàn để phát triển. Liên tiếp những năm sau đó, Hà Nội đã đạt được những thành tựu đáng tự hào.

Font

1982

1986

1999

2000

2008

Hà Nội cơ bản khôi phục cơ sở vật chất bị thiệt hại trong chiến tranh

Hà Nội cùng cả nước bước vào thời kỳ đổi mới

Hà Nội đón nhận Giải thưởng UNESSCO – Thành phố vì hoà bình

Hà Nội đón nhận danh hiệu Thủ đô anh hùng

Hà Nội mở rộng địa giới hành chính

Ngày 1.8.2008, đánh dấu mốc son lịch sử mới, mở ra thời kỳ phát triển giàu tiềm năng của Thủ đô Hà Nội. Thực hiện Nghị quyết số 15/2008/QH12 của Quốc hội về điều chỉnh địa giới hành chính. Theo đó, toàn bộ tỉnh Hà Tây, huyện Mê Linh (tỉnh Vĩnh Phúc) và 4 xã của huyện Lương Sơn (Hòa Bình) sáp nhập vào Thủ đô Hà Nội.

HÀ NỘI

30 quận, huyện, thị xã.

584 xã, phường, thị trấn.

Diện tích: 3.358,9 km2.

Dân số: hơn 8 triệu người.





Hơn một thập kỷ trôi qua, trên khắp các vùng quê của ngoại thành Hà Nội đã “thay da, đổi thịt”, nhiều người lao động đã được đào tạo nghề, được tạo công ăn việc làm, ổn định cuộc sống, thoát nghèo nhờ những mô hình sản xuất, kinh doanh hay để làm giàu ngay trên đất quê hương. Sau khi mở rộng địa giới hành chính của Thủ đô, nay Hà Nội có 30 quận, huyện, thị xã với 584 xã, phường, thị trấn; diện tích 3.358,9km2, dân số hơn 8 triệu người.

Sau khi mở rộng địa giới hành chính, Hà Nội có điều kiện tốt hơn để bố trí lại các khu công nghiệp, các khu chức năng khác của thủ đô cho phù hợp với yêu cầu thị trường, môi trường và cảnh quan. Thủ đô trở nên hấp dẫn, có sức hút hơn thêm các nguồn đầu tư, góp phần khai thác, mở rộng tiềm năng sẵn có của địa phương và các thị trường liên quan.



Hà Nội mang trong mình nhiều tiềm lực to lớn cần được thúc đẩy hơn nữa cho phát triển bền vững, trong đó sự kiện được UNESCO vinh danh là “Thành phố vì hòa bình”, ghi danh vào Mạng lưới các thành phố sáng tạo là sự ghi nhận và nguồn động lực cho những nỗ lực của Thủ đô Hà Nội.

Font

Theo ông Michael Croft, Trưởng đại diện UNESCO tại Việt Nam, việc trở thành thành phố sáng tạo là một sự bổ sung quý giá cho vị thế của Hà Nội, bên cạnh danh hiệu Thành phố vì hòa bình. UNESCO cũng đã xây dựng đề án hướng tới mục tiêu tiếp theo là đưa Hà Nội từ thành phố sáng tạo thành trung tâm sáng tạo của khu vực và thế giới.

Sau 67 năm Giải phóng, Hà Nội đã thay da đổi thịt, những công trình được xây dựng, những mục tiêu cụ thể về kinh tế - xã hội, thay đổi đời sống nhân dân được đề ra. Đi giữa phố phường Hà Nội những ngày này khó có thể hình dung khi xưa mảnh đất này từng hứng đầy mưa bom bão đạn.



Clothing, Coat, Beard, Sleeve, Gesture, Suit

Ông Michael Croft,Trưởng đại diện UNESCO tại Việt Nam

Transport hub, Skyscraper, Building, Cloud, Daytime, Sky, Tower, Infrastructure, Plant, Nature

Những công trình giao thông có quy mô, hiện đại là biểu tượng của sự tăng trưởng kinh tế và giao thông đô thị Hà Nội trong một thập kỷ qua có thể kể đến như Cầu Thanh Trì, cầu Vĩnh Tuy, Đại lộ Thăng Long, cầu Nhật Tân, cầu Vĩnh Thịnh, đường vành đai 3 và vành đai 3 trên cao, đường vành đai 2, cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên, Nhà ga T2 sân bay quốc tế Nội Bài,… đã hoàn thành, đưa vào sử dụng.

Water resources, Tower block, Sky, Building, Skyscraper, Daytime, Plant, Infrastructure

Mới đây, Hà Nội đã thông qua việc đầu tư xây dựng tuyến đường Vành đai 4. Việc sớm đầu tư tuyến đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô được xác định là một trong các nhiệm vụ trọng tâm cần ưu tiên tập trung.

Tuyến đường khi hoàn thành không chỉ góp phần giảm ùn tắc giao thông, mở rộng không gian phát triển cho thành phố, kéo giãn mật độ dân cư tại khu vực nội đô, phát triển kinh tế đô thị và nông thôn, từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế khu vực hai bên tuyến đường mà còn tăng cường khả năng kết nối, tạo động lực, tác động lan tỏa liên vùng, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội các tỉnh, thành phố trong Vùng Thủ đô, vùng Đồng bằng sông Hồng và Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.



Ecoregion, Map, World, Atlas

Hà Nội cũng trở thành điểm đến của nhiều sự kiện quốc tế. Hình ảnh Thủ tướng Australia John Howard thong thả chạy bộ buổi sáng ở hồ Hoàn Kiếm; Tổng thống Pháp Francois Hollande tản bộ trong khu phố cổ; Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama ngồi ăn bún chả cùng người dân; tháng 2.2019, Hà Nội đã được Hoa Kỳ và Triều Tiên chọn là nơi tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh lần thứ 2 giữa hai bên – đây cũng là dịp thủ đô Hà Nội kỷ niệm 20 năm nhận danh hiệu “Thành phố vì hoà bình” do UNESCO trao tặng; ngày 20.10.2020, trong chuyến công du nước ngoài đầu tiên sau khi nhậm chức, Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide đi dạo một vòng quanh Hồ Gươm vào sáng sớm trước khi kết thúc chuyến công du ở Việt Nam; gần đây nhất Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris đã đến thăm Việt Nam, trong chuyến thăm này, bà tham dự lễ khánh thành văn phòng của Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) của Hoa Kỳ tại Hà Nội.… những sự kiện được diễn ra tại Hà Nội càng thể hiện rõ tinh thần hòa bình, thân thiện có sẵn ở mảnh đất này.

Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama ngồi ăn bún chả cùng người dân

Cuộc gặp của lãnh đạo Mỹ - Triều tại Hà Nội

Thủ tướng Nhật Bản Sugar Yoshihide đi dạo quanh Hồ Gươm

Hà Nội cũng là nơi luôn quan tâm phát triển văn hóa-xã hội để xứng đáng vị trí là trung tâm văn hóa của cả nước. Thành phố đã tổ chức quy hoạch, phát triển văn hóa; đã xây dựng các thiết chế văn hóa, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa Thăng Long-Hà Nội, tăng cường tôn tạo các di tích văn hóa, lịch sử… Các phong trào xây dựng nếp sống văn minh được phát triển với nhiều hình thức phong phú, được các tầng lớp nhân dân nhiệt tình hưởng ứng.

Hiện nay, Hà Nội đang dẫn đầu cả nước về số lượng không gian sáng tạo, tiêu biểu như: Không gian đi bộ hồ Hoàn Kiếm; không gian bích họa Phùng Hưng, Hợp tác xã Vụn Art (tranh ghép vải), dự án Tinh hoa làng nghề Việt Nam, không gian kiến trúc văn hóa Bảo tàng Hà Nội...  Bên cạnh đó, Hà Nội đang tích cực đẩy mạnh xây dựng trung tâm sáng tạo, thành phố thông minh, quỹ văn hóa… nhằm khai thác, chuyển hóa các nguồn lực văn hóa thành sức mạnh, động lực phát triển Thủ đô.



9 tháng đầu năm 2021, trước diễn biến nguy hiểm của biến chủng Delta - COVOD-19, thành phố Hà Nội đã trải qua 2 giai đoạn phòng, chống dịch cam go, đan xen nhiều khó khăn, thách thức, phát sinh nhiều vấn đề mới, chưa có tiền lệ. Từ ngày 24.7, toàn Thành phố phải thực hiện 4 đợt giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 16 của Thủ tướng Chính phủ; tình hình sản xuất, kinh doanh của các ngành, lĩnh vực bị tác động tiêu cực, nhiều hoạt động bị đình trệ, ảnh hưởng cuộc sống sinh kế của người dân,...

Product, Font

Lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân Hà Nội. Ảnh: Hải Nguyễn.

Công an Hà Nội kiểm tra giấy đi đường của người dân. Ảnh: Hải Nguyễn.

Với sự vào cuộc đồng bộ của cả hệ thống chính trị, chính quyền các cấp từ thành phố đến cơ sở, sự đồng thuận và chung tay của cộng đồng doanh nghiệp và người dân, toàn thành phố đã nỗ lực, quyết tâm chiến đấu, chiến thắng dịch bệnh bằng nhiều giải pháp quyết liệt, kiên trì, đúng hướng với nguyên tắc “khó khăn gấp hai thì phải nỗ lực, cố gắng gấp ba”, quyết tâm thực hiện "mục tiêu, nhiệm vụ kép"; vừa quyết liệt phòng, chống dịch bệnh, vừa tập trung nỗ lực thực hiện các biện pháp phục hồi phát triển KT-XH, bảo đảm an sinh xã hội và đời sống của người dân.

Product, Rectangle, Font, Red

Riêng y tế và hoạt động trợ giúp xã hội 9 tháng tăng 28,13% do Trung ương và Thành phố đẩy mạnh hoạt động khám, chữa bệnh, hỗ trợ kiểm soát, phòng, chống dịch COVID-19 và tập trung nguồn lực mua vaccine. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) được kiểm soát tốt, tháng 9 giảm 0,6% so với tháng 8; bình quân 9 tháng tăng 1,54%, thấp hơn cùng kỳ 2020. Sản xuất nông nghiệp thuận lợi.

Thành phố đã tổ chức thành công Kỳ họp thứ 2 HĐND Thành phố đảm bảo an toàn tuyệt đối trong bối cảnh dịch COVID-19, được HĐND Thành phố thông qua 16 nghị quyết quan trọng. An sinh xã hội, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo. Thành phố đã tổ chức nhiều hoạt động như “Chương trình Hà Nội chung tay hành động đẩy lùi dịch COVID-19”; Chương trình “Sóng máy tính cho em”; các chương trình tiếp nhận ủng hộ công tác phòng, chống COVID-19 của doanh nghiệp và các tổ chức cá nhân.

Trong những tháng cuối năm 2021, các cấp, ngành Thành phố phải đặt mục tiêu phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế Thành phố ở mức cao nhất trong quý IV và cả năm 2021, làm tiền đề thúc đẩy tăng trưởng năm 2022 và những năm tiếp theo, góp phần hoàn thành cao nhất mục tiêu tăng trưởng Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ XVII đã đề ra.



Building, Tower, Architecture, Window

Thành phố yêu cầu, ngay từ những ngày đầu tháng 10, các đơn vị phải bắt tay ngay vào việc: xây dựng kế hoạch phục hồi, phát triển ngành, lĩnh vực và địa phương quản lý; xây dựng tiêu chí sản xuất, kinh doanh thích ứng an toàn dịch bệnh trong ngành, lĩnh vực phụ trách; nghiên cứu, đề xuất các biện pháp, cơ chế hỗ trợ doanh nghiệp, nhất là việc giải quyết các vướng mắc, khó khăn trong thực hiện các thủ tục hành chính, thủ tục đầu tư, kinh doanh; tổ chức các hội nghị đối thoại tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nước.

Thúc đẩy phát triển 5 ngành, lĩnh vực bị ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh: Thương mại, dịch vụ; Sản xuất công nghiệp, chế biến; Công nghiệp xây dựng; Du lịch; Vận tải và ngành Nông nghiệp - trụ đỡ của nền kinh tế. Kịp thời tháo gỡ khó khăn, kêu gọi đầu tư hạ tầng và đầu tư lấp đầy các khu, cụm công nghiệp, phấn đấu khởi công thực hiện đầu tư xây dựng các cụm công nghiệp đã có đủ thủ tục. Cải cách TTHC theo hướng đơn giản hóa, tiết kiệm chi phí, mở rộng các dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 theo hướng hỗ trợ tối đa cho doanh nghiệp, HTX, hộ kinh doanh.



Đại hội lần thứ XVII Đảng bộ Thành phố Hà Nội đã biểu hiện quyết tâm cao của toàn Đảng bộ thông qua việc xác định mục tiêu tổng quát đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 và tầm nhìn phát triển Thủ đô đến năm 2045, đó là:

Đến năm 2025, xây dựng Đảng bộ Thành phố có năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu cao và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, tiêu biểu; phát triển nhanh và bền vững Thủ đô theo hướng đô thị xanh, thành phố thông minh, hiện đại, có sức cạnh tranh cao trong nước và khu vực; cơ bản hoàn thành mục tiêu công nghiệp hóa, GRDP/người đạt 8.300-8.500 USD.

Material property

Đến năm 2030, Hà Nội trở thành thành phố “xanh - thông minh - hiện đại”; phát triển năng động, hiệu quả, có sức cạnh tranh khu vực và quốc tế; hoàn thành công nghiệp hóa Thủ đô; GRDP/người đạt 12.000-13.000 USD.


Material property

Đến năm 2045, Hà Nội có chất lượng cuộc sống cao; kinh tế, văn hóa, xã hội phát triển toàn diện, bền vững; là Thành phố kết nối toàn cầu, có sức cạnh tranh quốc tế, GRDP/người đạt trên 36.000 USD.




Material property

Nội dung: Nguyễn Hà

Thiết kế: Phương Anh, Hoàng Minh

Kỹ thuật đa phương tiện: Hoàng Minh