Lao Động
Lao Động eMagazine

Giữ chặt "miếng bánh ngon" vì lợi ích hay năng lực quản lý yếu?

Giữ chặt "miếng bánh ngon" vì lợi ích hay năng lực quản lý yếu?
Giữ chặt "miếng bánh ngon" vì lợi ích hay năng lực quản lý yếu?

NẾU NHƯ Ở VIỆT NAM, “MIẾNG BÁNH NGON” CHUYỂN MẠCH TÀI CHÍNH VÀ BÙ TRỪ ĐIỆN TỬ HIỆN CHỈ CÓ DUY NHẤT 1 ĐƠN VỊ ĐANG ĐỘC QUYỀN NẮM GIỮ THÌ Ở MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI, NHIỀU DOANH NGHIỆP THỰC HIỆN HOẠT ĐỘNG CUNG ỨNG DỊCH VỤ CHUYỂN MẠCH Ở CÁC CẤP ĐỘ KHÁC NHAU. PGS.TS HOÀNG VĂN CƯỜNG, ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI KHOÁ XV, PHÓ HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN, CHO RẰNG VIỆC MỞ CỬA ĐỂ NHIỀU DOANH NGHIỆP THAM GIA CUNG CẤP DỊCH VỤ LÀ CẦN THIẾT, LÀ MỘT QUYẾT ĐỊNH RẤT MẠNH BẠO, THÁO RA ĐƯỢC NHỮNG CÁI MẤU CHỐT TRONG VIỆC THÚC ĐẨY CÁC CÔNG NGHỆ THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT. TUY NHIÊN, VIỆC MỞ CÁNH CỬA NÀY PHẢI KÈM THEO CÁC ĐIỀU KIỆN VÀ ĐƯỢC KIỂM SOÁT.

Giữ chặt "miếng bánh ngon" vì lợi ích hay năng lực quản lý yếu?

Đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt là chủ trương đúng đắn của Chính phủ trong nhiều năm qua. Việt Nam là nước có tỉ lệ người sử dụng Internet khá cao, các phương tiện như điện thoại thông minh gần như phổ biến. Đứng về mặt mong muốn và công nghệ thì Việt Nam hoàn toàn có thể đẩy nhanh việc thanh toán không dùng tiền mặt. Tuy nhiên, trên thực tế việc sử dụng tiền mặt vẫn còn phổ biến trong các giao dịch dân sự của người dân, nhất là ở địa bàn nông thôn, vùng sâu, vùng xa.

Giữ chặt "miếng bánh ngon" vì lợi ích hay năng lực quản lý yếu?

Theo báo cáo mới nhất của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), kể từ năm 2019 đến hết tháng 4.2021, tỉ trọng tiền mặt trên tổng phương tiện thanh toán luôn ở mức trên 11%.

Điều đáng nói, theo Quyết định số 2545/QĐ-TTg phê duyệt Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2016 – 2020, chỉ tiêu quan trọng nhất là đến cuối năm 2020, tỉ trọng tiền mặt trên tổng phương tiện thanh toán ở mức thấp hơn 10%.

Như vậy, đến nay chỉ tiêu này đã không đạt được như Đề án mà Thủ tướng Chính phủ ban hành, và tỉ lệ tiền mặt trên tổng phương tiện thanh toán vẫn còn cao.

Vì sao tỉ lệ thanh toán không dùng tiền mặt chưa đạt được như kì vọng? Có nhiều nguyên nhân dẫn tới việc trên, trong đó có vấn đề về phương thức thanh toán.

Giữ chặt "miếng bánh ngon" vì lợi ích hay năng lực quản lý yếu?

Như vậy, dư địa phát triển thanh toán không dùng tiền mặt ở Việt Nam còn rất lớn và hiện tại việc cung ứng dịch vụ chuyển mạch tài chính và bù trừ điện tử vẫn chỉ do duy nhất một doanh nghiệp được cấp phép. Không có cạnh tranh, việc đổi mới dịch vụ, nâng cấp công nghệ, hạ mức phí là khó xảy ra.

Thực tế chứng minh, thị trường mỗi khi có sự cạnh tranh, người tiêu dùng đều hưởng lợi. Việc có nhiều đơn vị cung ứng dịch vụ chuyển mạch tài chính và bù trừ điện tử sẽ giúp hoạt động thanh toán bán lẻ tại Việt Nam tăng trưởng tốt hơn vì hai lý do. Thứ nhất, hạn chế được rủi ro gián đoạn hệ thống do lỗi tại 1 hệ thống không ảnh hưởng đến hệ thống khác.

Thứ hai, sự cạnh tranh sẽ giúp giảm chi phí cung ứng dịch vụ, nâng tầm dịch vụ cả về lượng và chất, theo đó, thu hút nhiều cá nhân/tổ chức ở nhiều tầng lớp, vùng miền sử dụng hơn, hỗ trợ việc quản lý giao dịch thanh toán của Nhà nước, hạn chế trốn thuế, rửa tiền, góp phần nhanh chóng đạt mục tiêu của Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Giữ chặt "miếng bánh ngon" vì lợi ích hay năng lực quản lý yếu?

Nếu chúng ta thực hiện được việc này, có nhiều hơn 1 doanh nghiệp cung cấp các dịch vụ chuyển mạch tài chính thì sẽ thúc đẩy được nhiều doanh nghiệp tham gia vào hệ thống sử dụng công nghệ Fintech để đưa các dịch vụ tài chính đến với người dân.

Thông qua sự đa dạng hoá các dịch vụ về công nghệ tài chính sẽ mang lại các tiện ích về mặt tài chính cho người dân. Không nhất thiết phải người thành phố mà người bất kể ở vùng nào, vùng sâu, vùng xa, miễn là có hệ thống mạng điện tử là có thể thực hiện các dịch vụ tài chính đơn giản nhất như mua một mớ rau.

Giữ chặt "miếng bánh ngon" vì lợi ích hay năng lực quản lý yếu?

Quay trở lại vấn đề trọng tâm đang bàn tới, đó là phá bỏ thế độc quyền trong cung cấp dịch vụ chuyển mạch tài chính và bù trừ điện tử ở Việt Nam, trao đổi với phóng viên báo Lao Động, một chuyên gia tài chính ngân hàng khẳng định: “Mọi sự độc quyền đều mang lại lợi tích to lớn cho đơn vị hiện đang nắm giữ việc chuyển mạch thanh toán. Vấn đề là khả năng quản lý của cơ quan quản lý đâu? Nếu máy chủ đặt ở Việt Nam, tất cả phần mềm hệ thống đều được cơ quan quản lý kiểm duyệt và kết nối với bộ phận kiểm soát sau thì không có gì phải quá lo ngại. Việt Nam hiện nay đã có những doanh nghiệp đủ năng lực, kinh nghiệm tham gia vào việc xây dựng hạ tầng chuyển mạch tài chính và thanh toán bù trừ”.

Một ví dụ điển hình ở Việt Nam về việc tăng tính cạnh tranh giúp người dân được hưởng lợi nhiều như thế nào. Nhìn lại khoảng 20 năm trước, thị trường viễn thông Việt Nam tuy không ở thế độc quyền song người dân vẫn phải chấp nhận mức cước dịch vụ viễn thông di động rất cao. Thế nhưng, kể từ khi hàng loạt nhà mạng mới tham gia thị trường như Viettel, S-Fone, Beeline, Vietnamobile… đã khiến cục diện sân chơi khác biệt hoàn toàn. Hàng loạt chính sách hạ giá, khuyến mại, nâng cao chất lượng dịch vụ, chăm sóc khách hàng, hậu mãi được các nhà mạng sử dụng nhằm lôi kéo khách hàng và chất lượng dịch vụ cũng cao hơn hẳn.

Giữ chặt "miếng bánh ngon" vì lợi ích hay năng lực quản lý yếu?

Thậm chí người ta chỉ cần thông qua hệ thống kiểm soát kết nối về dân cư, kết nối về cơ sở dữ liệu doanh nghiệp là có thể tiếp cận được nguồn tín dụng, không nhất thiết phải phụ thuộc vào hồ sơ, hay bảo lãnh, hay tài sản thế chấp…

Giữ chặt "miếng bánh ngon" vì lợi ích hay năng lực quản lý yếu?

Mặc dù quan điểm của Chính phủ đã nêu tại Quyết định số 149/QĐ-CP ngày 22.1.2020 đã yêu cầu rất rõ ràng: “Nghiên cứu, xây dựng cơ chế cho hoạt động chuyển mạch tài chính, bù trừ điện tử theo hướng cho phép thêm các tổ chức, doanh nghiệp có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật được cung ứng dịch vụ nhằm tăng tính cạnh tranh, đảm bảo an ninh, an toàn, tăng hiệu quả xử lý, giảm phí giao dịch thanh toán, chuyển tiền cho người dân và doanh nghiệp”.

Tuy nhiên, ý kiến của cơ quan chủ quản cho rằng “Hệ thống chuyển mạch tài chính và bù trừ điện tử là một hệ thống quan trọng đối với hoạt động thanh toán của mỗi quốc gia, bất kỳ rủi ro nào xảy ra và xuất phát từ các tổ chức này có thể gây nên sự gián đoạn mang tính hệ thống đối với hoạt động của hệ thống ngân hàng và hệ thống tài chính, do hoạt động của hệ thống này không chỉ đơn thuần là việc xử lý các giao dịch thanh toán mà cần phải được đảm bảo an toàn, ổn định, nhất là đảm bảo khả năng thanh khoản của hệ thống...Để được tổ chức hệ thống (hay cung ứng dịch vụ chuyển mạch tài chính và bù trừ điện tử) điều kiện tiên quyết đó là phải có ngân hàng thực hiện vai trò của đơn vị quyết toán để thiết lập hạn mức, phòng ngừa, kiểm soát rủi ro (thông qua ký quỹ bằng các giấy tờ có giá hoặc tiền gửi tại NHNN)”.

Giữ chặt "miếng bánh ngon" vì lợi ích hay năng lực quản lý yếu?

Thế nhưng, chuyên gia tài chính – ngân hàng đã chỉ ra rằng lập luận trên của cơ quan chủ quản chưa hoàn toàn xác đáng khi chính cơ quan này đưa ra quy định rằng “dịch vụ chuyển mạch tài chính và dịch vụ bù trừ điện tử là hai dịch vụ thuộc nhóm dịch vụ cung ứng hạ tầng thanh toán điện tử” và “tổ chức cung ứng dịch vụ chuyển mạch tài chính và bù trừ điện tử là bên cung ứng hạ tầng kỹ thuật, không trực tiếp tham gia vào việc lưu chuyển tiền của các giao dịch” trong Thông tư 39/2014/TT-NHNN ngày 11.12.2014 hướng dẫn về dịch vụ trung gian thanh toán.

Còn nếu đối chiếu sang Thông tư 37/2016/TT- NHNN và Thông tư 23/2014/TT-NHNN quy định đơn vị chủ trì hệ thống bù trừ được sử dụng dịch vụ quyết toán của hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng, các đơn vị tham gia vào hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng đều phải thực hiện thủ tục ký quỹ tại Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước, tuân thủ các quy định về hạn mức bù trừ điện tử, hạn mức nợ ròng…

Giữ chặt "miếng bánh ngon" vì lợi ích hay năng lực quản lý yếu?

Như vậy, khả năng thanh khoản của hệ thống đều được kiểm soát bởi Ngân hàng Nhà nước thông qua Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước trên cơ sở tuân thủ theo các quy định pháp luật.

Luận điểm thứ hai mà cơ quan chủ quản đưa ra rằng lo ngại đến an ninh tiền tệ quốc gia vì hệ thống này có kết nối và liên quan đến tất cả các ngân hàng, các kênh thanh toán...; chứa đựng dữ liệu thông tin người dùng lớn; vì vậy nếu hệ thống này bị thâu tóm, lệ thuộc thì hoạt động thanh toán bán lẻ tại Việt Nam sẽ bị chi phối.

Tuy nhiên, trao đổi với phóng viên, một chuyên gia khác khẳng định: “Để cung ứng dịch vụ, các ngân hàng, trung gian thanh toán đều phải tuân thủ các quy định nghiêm ngặt của NHNN về yêu cầu kỹ thuật, yêu cầu an toàn bảo mật hệ thống quy định tại các văn bản như: Thông tư 09/2020/TT-NHNN quy định về an toàn hệ thống thông tin trong hoạt động ngân hàng, Thông tư 33/2016/TT-NHNN quy định về an toàn, bảo mật cho việc cung cấp dịch vụ ngân hàng trên internet...

Đơn vị cung ứng dịch vụ chuyển mạch tài chính và bù trừ điện tử khi tham gia thị trường, ngoài chịu sự quản lý chặt chẽ của NHNN còn phải tuân thủ các quy định của Luật Cạnh tranh.

Giữ chặt "miếng bánh ngon" vì lợi ích hay năng lực quản lý yếu?

Trao đổi với Lao Động, PGS.TS Hoàng Văn Cường cho rằng khi có nhiều đơn vị tham gia hoạt động này có nghĩa là những đơn vị trung gian đang nắm toàn bộ huyết mạch về lưu thông tiền tệ của những người dân, nắm được tiền của người dân bỏ vào hoạt động thanh toán.

Song song với tiện lợi, có những rủi ro, nếu như những người thực hiện dịch vụ trung gian này không đủ độ tin cậy, tạo ra những kẽ hở xảy ra rủi ro thì rủi ro này không chỉ thiệt hại cho bản thân khách hàng là người dân, doanh nghiệp tham gia mà còn tạo ra khủng hoảng niềm tin, dòng tiền, tài chính của xã hội. Chính vì vậy, nói là mở cửa cho doanh nghiệp tham gia tự do nhưng phải có điều kiện và kiểm soát.

Giữ chặt "miếng bánh ngon" vì lợi ích hay năng lực quản lý yếu?

Điều kiện là doanh nghiệp nào muốn tham gia hệ thống trung gian phải chứng minh được mình là doanh nghiệp và đủ độ tin cậy, uy tín, thể hiện ở các yếu tố:

Thứ nhất, là đơn vị cung cấp các dịch vụ về công nghệ thông tin, về tài chính, ngân hàng đã được người dân tin cậy.

Thứ 2, bản thân doanh nghiệp phải có tiềm lực tài chính, để nếu doanh nghiệp thực hiện không tốt, xảy ra rủi ro thì doanh nghiệp phải dùng nguồn lực tài chính đó để bù lại đảm bảo an toàn cho khách hàng.

Thứ 3 là doanh nghiệp đó đương nhiên phải có hệ thống về công nghệ đủ khả năng để thực hiện dịch vụ này và kiểm soát dịch vụ này an toàn.

Một yếu tố khác là con người, đủ pháp nhân, pháp lý để chịu trách nhiệm, đủ đội ngũ có chuyên môn để vận hành tốt dịch vụ này.

Giữ chặt "miếng bánh ngon" vì lợi ích hay năng lực quản lý yếu?

Với những điều kiện như vậy thì phải có đơn vị kiểm soát, xác định doanh nghiệp có đủ điều kiện để tham gia. Nhà nước phải đứng ra cấp phép. Đây là hoạt động kinh doanh có điều kiện, phải kiểm tra, cấp phép cho những đơn vị đó. Không phải cấp phép xong là xong mà sau đó phải kiểm soát quá trình vận hành có thực sự thông suốt, thực sự đáp ứng được những yêu cầu không, có những hiện tượng gì có thể xảy ra gây mất an toàn. Vai trò về mặt kiểm soát các hoạt động giao dịch thông qua hệ thống thanh toán trung gian này khi đó sẽ thuộc về Nhà nước. Nhà nước có thể không cần đứng ra làm dịch vụ thanh toán đó mà chỉ là vai trò trung gian, quan sát, so sánh, đối chiếu, kiểm tra và “thổi còi” để đảm bảo hoạt động này an toàn.

Giữ chặt "miếng bánh ngon" vì lợi ích hay năng lực quản lý yếu?

Trên thế giới những tổ chức tham gia hoạt động chuyển mạch này, trước đây chỉ có dịch vụ của ngân hàng, chưa có fintech thì số lượng các đơn vị tham gia dịch vụ đơn giản hơn, chỉ đơn thuần là kết nối các ngân hàng với nhau nhưng lượng kết nối của các dịch vụ ấy lại rất lớn. Chính vì vậy, người ta phải lựa chọn những đơn vị có năng lực, uy tín, vì người ta phải đảm nhận mã giao dịch có lượng tiền rất lớn, số lượng người tham gia vào hệ thống trung gian không nhiều, chỉ có 1-2-3 đơn vị trung gian, chỉ cần như thế, nó đã đảm bảo khả năng dịch vụ kết nối liên thông đến ngân hàng với khách hàng.

Giữ chặt "miếng bánh ngon" vì lợi ích hay năng lực quản lý yếu?

Hiện nay do công nghệ fintech phát triển cho nên rất nhiều đơn vị tham gia vào dịch vụ này, không chỉ là ngân hàng mà còn nhiều đơn vị khác mở ra các dịch vụ thanh toán. Chính vì vậy, khi đó, mỗi loại hoạt động thanh toán quy mô không lớn, giá trị thanh toán không nhiều nhưng số lượng thanh toán, giao dịch lớn lại đòi hỏi số lượng người tham gia nhiều hơn, để tạo ra khả năng thanh toán tốt hơn cho khách hàng. Đồng thời tạo ra sự cạnh tranh nhiều hơn cho dịch vụ đó đảm bảo là tốt nhất, không ngừng cải tiến nâng cao, giá thành giảm.

Nên có xu hướng các nước mở số lượng doanh nghiệp tạo ra tăng lên so với thời kỳ chỉ có ngân hàng. Nhưng không phải tăng đến mức vô hạn vì những doanh nghiệp này phải có những tiêu chí, có năng lực nên chỉ có giới hạn phù hợp.

XEM THÊM


LĐO | 21/06/2021 | 19:00