Lao Động
Lao Động eMagazine

Lắng nghe hơi thở cuộc sống, luôn là tiếng nói của nhân dân (Kỳ 3)

Lắng nghe hơi thở cuộc sống, luôn là tiếng nói của nhân dân (Kỳ 3)
Lắng nghe hơi thở cuộc sống, luôn là tiếng nói của nhân dân (Kỳ 3)

Suốt chiều dài 75 năm hình thành, kế thừa và phát triển, Quốc hội Việt Nam đã lớn mạnh không ngừng, ngày càng thể hiện tốt hơn vai trò là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện các quyền lập hiến, lập pháp; quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước.

Trao đổi với Lao Động, ông Lê Như Tiến – nguyên Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội khẳng định: Dấu ấn đậm nét nhất xuyên suốt 75 năm qua của Quốc hội Việt Nam đó chính là Quốc hội Quốc hội của dân, Quốc hội vì dân, Quốc hội nói lên ý chí nguyện vọng, tâm tư tình cảm của nhân dân, luôn mang hơi thở của nhân dân, hơi thở của cuộc sống.

Lắng nghe hơi thở cuộc sống, luôn là tiếng nói của nhân dân (Kỳ 3)
Lắng nghe hơi thở cuộc sống, luôn là tiếng nói của nhân dân (Kỳ 3)

Ông Lê Như Tiến: Có thể nói rằng, từ Quốc dân Đại hội Tân trào (tháng 8.1945) - Tiền thân của Quốc hội Việt Nam, cho đến cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên năm 1946 bầu ra Quốc hội khoá I, và cho tới nay Quốc hội Việt Nam đã trải qua gần 14 nhiệm kỳ. Nhìn lại chiều dài lịch sử 75 năm Quốc hội Việt Nam, để thấy giá trị của dân chủ ngày hôm nay đã được hun đúc và phát triển từ những ngày đầu tiên, khi Nhà nước non trẻ của một nước Việt Nam độc lập chưa ra đời. Bên cạnh các chức năng cơ bản là lập hiến, lập pháp, giám sát và quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước, một hoạt động ngày càng trở nên quan trọng của Quốc hội Việt Nam trong bối cảnh hội nhập, đó là các hoạt động đối ngoại Quốc hội.

Dấu ấn thì rất nhiều nhưng có thể khẳng định, dấu ấn xuyên suốt 75 năm qua đó chính là Quốc hội vì dân, Quốc hội của dân, Quốc hội nói lên ý chí nguyện vọng, tâm tư tình cảm của nhân dân, luôn mang hơi thở của nhân dân, hơi thở của cuộc sống. Đó chính là hoàn thành được sứ mệnh cao cả nhất của Quốc hội.

Trải qua 75 năm hình thành, kế thừa và phát triển, Quốc hội Việt Nam đã lớn mạnh không ngừng, ngày càng thể hiện tốt hơn vai trò là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện các quyền lập hiến, lập pháp; quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước. Những giá trị đó đều được phát triển trên cơ sở kế thừa tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về Quốc hội; kế thừa những giá trị về dân chủ của cuộc Tổng tuyển cử bầu nên Quốc hội đầu tiên của nước Việt Nam.

Lắng nghe hơi thở cuộc sống, luôn là tiếng nói của nhân dân (Kỳ 3)

Ông Lê Như Tiến: Có thể nói, hoạt động của Quốc hội qua từng năm, qua từng nhiệm kỳ đều có những nét đổi mới rất nổi bật. Mỗi một nhiệm kì sau thì Quốc hội có những cái đổi mới mạnh mẽ, quyết liệt hơn những nhiệm kì trước. Qua theo dõi những nhiệm kỳ gần đây, từ nhiệm kì Quốc hộikhóa X, XI, XII, XIII và nay là khoá XIV thì đổi mới rất là rõ ràng trên cả ba mặt là lập pháp, giám sát và quyết định các vấn đề quan trọng.

Như trước đây, Quốc hội họp và chủ yếu là biểu quyết theo tờ trình của Chính phủ nhưng những nhiệm kì gần đây thì có thể thấy tinh thần thảo luận, tranh luận, trao đổi trong Quốc hội rất dân chủ, cởi mở, trách nhiệm.

Nhiều phiên họp, phiên thảo luận của Quốc hội được phát thanh, truyền hình trực tiếp để cử tri và nhân dân cả nước giám sát được hoạt động của Quốc hội. Đặc biệt, ở những phiên chất vấn và trả lời chất vấn thì đồng bào cử tri cả nước cực kỳ quan tâm. Đây là những điểm đổi mới rất tiến bộ.

Đổi mới thứ ba cũng rất mạnh mẽ đó là các phương tiện truyền thông như truyền hình báo chí được tiếp cận với hoạt động Quốc hội một cách rất mạnh mẽ, minh bạch, công khai và người dân có thể giám sát được hoạt động của Quốc hội, của các vị đại biểu Quốc hội thông qua các phương tiện truyền thông. Hình ảnh của Quốc hội đến với người dân gần gũi hơn. Các hoạt động của các cơ quan của Quốc hội cũng được truyền tải tới người dân. Đó là hoạt động suốt cả năm của Quốc hội chứ không chỉ dừng lại ở 2 kỳ họp mỗi năm.

Năm 2020 cũng chứng kiến một dấu ấn đổi mới rất đặc biệt. Do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, lần đầu tiên, kỳ họp 9 Quốc hội được chia thành 2 đợt, họp trực tuyến và họp tập trung. Tinh thần này tiếp tục được duy trì ở Kỳ họp 10. Có thể nói, đây là sự ghi dấu đặc biệt của sự đổi mới, tinh thần đoàn kết, quyết tâm, tạo động lực để đất nước và nhân dân ta vượt qua khó khăn, tiếp tục phát triển.

Lắng nghe hơi thở cuộc sống, luôn là tiếng nói của nhân dân (Kỳ 3)

Ông Lê Như Tiến: Như tôi đã trao đổi, hoạt động của Quốc hội đã được đổi mới rất rõ từ Quốc hội lắng nghe và biểu quyết thành Quốc hội thảo luận, cao hơn nữa là Quốc hội tranh luận. Và chỉ có tranh luận thì mới tiếp cận với chân lí, tìm ra được sự thật của vấn đề, bản chất của vấn đề để thúc đẩy hoạt động của Quốc hội, thúc đẩy hoạt động của toàn bộ bộ máy nhà nước và đặc biệt là Chính phủ.

Trong nhiệm kỳ khoá XIV, có thể thấy rõ được tinh thần thảo luận, trao đổi, tranh luận của các vị Đại biểu Quốc hội. Từ những báo cáo của Chính phủ hoặc các cơ quan hữu quan thì Quốc hội dành nhiềuthời gian để thảo luận ở tổ, thảo luận ở đoàn và đặc biệt là thảo luận tại Nghị trường, phiên toàn thể. Có những vị đại biểu Quốc hội tranh luận đi, tranh luận lại đến 2, 3 lần, tranh luận với các thành viên Chính phủ. Các vị đại biểu Quốc hội cũng còn tranh luận với nhau để tiếp cận đến chân lí và tìm ra bản chất của sự việc.

Tôi cho rằng, mục đích chung cuối cùng vẫn là qua tranh luận đó để thúc đẩy sự phát triển của các ngành, thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội chung của toàn xã hội, của toàn đất nước. Đó là cái sự phát triển vượt bậc và là những điểm đổi mới rất mạnh mẽ của Quốc hội.

Lắng nghe hơi thở cuộc sống, luôn là tiếng nói của nhân dân (Kỳ 3)

Ông Lê Như Tiến: Tôi thấy điều mà thôi thúc tôi nhất để mà phát biểu trên nghị trường đó chính là mình phải lắng nghe ý kiến của cử tri, ý kiến của nhân dân, tích tụ, tiếp thu những ý kiến đó để rồi nung nấu trong mình, hội tụ trong mình những ý kiến của nhân dân, ý kiến của cử tri và ý kiến của cả các phương tiện thông tin truyền thông để mình phát biểu trên nghị trường Quốc hội.

Lúc đó tôi phát biểu không phải là ý kiến của cá nhân mình mà tập hợp những ý kiến của nhân dân, của cử tri cả nước, tập hợp những kênh thông tin truyền thông để phát biểu trên nghị trường đúng với nguyện vọng của trái tim, của cử tri và của nhân dân. Tôi cho rằng, khi đó ĐBQH mới làm trọn cái nhiệm vụ mà nhân dân trao gửi cho mình, cử tri trao gửi cho mình, thể hiện tâm tư nguyện vọng, ý chí của người dân trước diễn đàn quốc hội.

Trong thời gian còn là ĐBQH và sau nay, tôi vẫn luôn cảnh báo những vấn đề quan trọng, liên quan tới sự phát triển của đất nước, liên quan tới niềm tin của người dân như vấn đề về phòng, chống tham nhũng hay buông lỏng quản lý đất đai công sản mảnh đất màu mỡ nuôi dưỡng tham nhũng, lãng phí. Hoặc là bổ nhiệm cán bộ chọn người nhà mà không chọn người tài… Đây là những vấn đề rất quan trọng cần được cảnh báo liên tục.

Chính trách nhiệm trước các cử tri và nhân dân đã thôi thúc những vị ĐBQH như chúng tôi cần phải lên tiếng. Rất nhiều vị ĐBQH khác cũng đã đưa ra những quan điểm, góc nhìn rất thẳng thắn, trách nhiệm, không ngại va chạm… vì lợi ích chung của đất nước, vì lợi ích chung của nhân dân.

Lắng nghe hơi thở cuộc sống, luôn là tiếng nói của nhân dân (Kỳ 3)

- Ông Lê Như Tiến: Qua thực tế đã từng là ĐBQH và theo dõi các hoạt động của Quốc hội, tôi có một số kiến nghị. Trước hết là trong việc lựa chọn ĐBQH phải chọn được những người xứng đáng, trí tuệ, tâm huyết, trách nhiệm. Là người có bản lĩnh, thực sự là người đại diện cho cử tri, đem công sức của mình để nói tiếng nói của nhân dân, tiếng nói của cử tri, góp phần xây dựng đất nước phát triển.

Trong hoạt động của Quốc hội, cần phải phát huy tinh thần dân chủ, trách nhiệm của ĐBQH. ĐBQH cần thẳng thắn, trách nhiệm, xây dựng để nói tiếng nói của cử tri, nhân dân.

Đồng thời, trong hoạt động của Quốc hội, cần phải cung cấp thông tin đầy đủ cho các vị ĐBQH để khi mà đại biểu Quốc hội có quyết sách đó là trên cơ sở thông tin rất chính xác. Nếu quyết định vấn đề quan trọng mà ĐBQH không nắm rõ được chi tiết các vấn đề thì khó quyết định được.

Trong năm tới, năm 2021 – năm khởi đầu cho một hành trình 1/4 thế kỷ sắp đến (2021- 2045) - một khởi đầu không ít thách thức nhưng đầy tự tin, khát vọng về những dấu mốc quan trọng của đất nước như mốc 2030 (mốc 100 năm ngày thành lập Đảng) và tầm nhìn đến 2045 (mốc 100 năm ngày Độc lập). Do đó, hoạt động của Quốc hội cũng cần đặt ra những tầm nhìn về những dấu mốc quan trọng này để xây dựng đất nước phát triển, khơi dậy và hiện thực hoá khát vọng hùng cường.

Trong hoạt động của Quốc hội cần tiếp tục đưa những cải tiến, tiến bộ của khoa học công nghệ để phục vụ hoạt động của Quốc hội. Cần tiếp tục duy trì các phần mềm hỗ trợ hoạt động của ĐBQH trên các thiết bị thông minh (máy tính bảng, điện thoại di động...). Cùng với đó, cần tiếp tục ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong việc nhận dạng giọng nói đã giúp cho việc điều hành các phiên họp trở nên hiệu quả, thông suốt, phục vụ nhanh chóng việc gỡ băng ghi âm các nội dung thảo luận của Quốc hội. Tiếp tục duy trì tinh thần của kỳ họp Quốc hội không giấy tờ, góp phần nâng cao tính hiệu quả, tiết kiệm trong hoạt động của Quốc hội.

Bên cạnh đó, cần phải tạo điều kiện cho nhân dân được giám sát hoạt động của các vị ĐBQH, tạo điều kiện cho các cơ quan thông tin truyền thông báo chí được tiếp cận với các đại biểu Quốc hội, bởi vì chính báo chí truyền thông là cơ quan tạo điều kiện cho đại biểu Quốc hội truyền thông điệp của mình tới công chúng. Và khẳng định vai trò vị trí xây dựng hình ảnh của ĐBQH trước cử tri.

Lắng nghe hơi thở cuộc sống, luôn là tiếng nói của nhân dân (Kỳ 3)

Để nâng cao chất lượng hoạt động của Quốc hội, Đại biểu Nguyễn Văn Sơn (đoàn Hà Tĩnh) cho rằng cần nâng số lượng đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách ít nhất là 40% để tăng tính chuyên nghiệp, góp phần tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Quốc hội. Ngoài ra, cần nghiên cứu cơ chế dành tỷ lệ nhất định khoảng 3-5% cho các chuyên gia, các nhà khoa học, các nhà quản lý đủ các điều kiện về sức khỏe, có kinh nghiệm, năng lực công tác, có trí tuệ, uy tín và bản lĩnh để có thể tham gia làm đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách, mà không giữ chức vụ lãnh đạo trong các cơ quan của Quốc hội, các Đoàn đại biểu Quốc hội. Tuy nhiên, cũng đề nghị cân nhắc xem xét tỷ lệ phù hợp để đảm bảo số lượng các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý trong đại biểu chuyên trách.

Vấn đề thứ hai, về phụ cấp và các chế độ đảm bảo cho hoạt động của đại biểu, đại biểu Nguyễn Sơn đề nghị các cơ quan nghiên cứu xây dựng bảng lương phù hợp với chức vụ, vị trí làm việc của các cơ quan của Quốc hội, của Đoàn đại biểu Quốc hội để đảm bảo đáp ứng được điều kiện hoạt động cho đại biểu Quốc hội, đặc biệt là đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách và thu hút được những người có uy tín, năng lực, trình độ công tác, làm việc tại Quốc hội cũng như tại các Đoàn đại biểu Quốc hội.

Vấn đề thứ ba, về quản lý đại biểu Quốc hội chuyên trách và tổ chức bộ máy giúp việc của Đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu Nguyễn Sơn đề nghị cần có đánh giá tổng kết, nghiên cứu kỹ một cách khoa học, bài bản để đảm bảo tính ổn định và mang tính hệ thống.

Lắng nghe hơi thở cuộc sống, luôn là tiếng nói của nhân dân (Kỳ 3)

Đại biểu Lê Thanh Vân (đoàn Cà Mau) nhấn mạnh, hạt nhân hoạt động của Quốc hội chính là đại biểu Quốc hội. Chúng ta đang chuyển từ một Quốc hội hoạt động hình thức sang một Quốc hội hoạt động thực chất, thực quyền thì phải tăng cường năng lực cho đại biểu Quốc hội, trước hết là năng lực pháp lý, thứ hai là các điều kiện bảo đảm cho hoạt động của đại biểu. Trong đó đáng chú ý nhất là vấn đề năng lực lập pháp của đại biểu Quốc hội.

Quyền trình dự án luật, quyền sáng kiến pháp luật của đại biểu Quốc hội nếu như không được bảo đảm thì quyền khởi xướng chính sách chắc chắn chỉ có thiên về duy nhất Chính phủ mà thôi và lúc đó Quốc hội sẽ không còn nắm giữ được vai trò chủ đạo, đó là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến, lập pháp. Cùng với đó là tính chuyên nghiệp của đại biểu Quốc hội, điều này sẽ giúp hoạt động của Quốc hội đảm bảo được thực chất, thực quyền.

Lắng nghe hơi thở cuộc sống, luôn là tiếng nói của nhân dân (Kỳ 3)

LĐO | 30/11/2020 | 17:45