Black
Font, Poster

Kìa xa xa nơi Côn Đảo, sóng nước muôn trùng; chim trời bạc trắng bay ngang qua từng đàn về phương Đông, hỡi chim ta nhắn cùng; Chiều này bao tim sôi nổi khi quay quay con tàu, phút này rời nước đi xa… Xa mối thù càng thêm sâu man mác sầu…

Facial expression, Bird, Black, Gesture, Line
Gesture, Font

Nhiều năm trôi qua, những ca từ trong Bài hát Côn Đảo của nhạc sỹ Đỗ Nhuận vẫn được bà Lê Thanh Bình – con gái út của nguyên Phó Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Lê Thanh Nghị nhớ như in. Đây là những lời hát mà thuở bé thơ bà được mẹ hát cho nghe khi nằm cùng mẹ trên chiếc sập gụ trong phòng có cửa số hướng ra hồ Thuyền Quang.

Chẳng biết Côn Đảo ở đâu, bà nghe nhiều lần đến thuộc và sau này vẫn hát ru con, ru cháu bằng bài hát đó. Mãi đến sau này bà mới biết, bố bà bị đày đi Côn Đảo rồi bị tù ở Sơn La.

Comfort, Organism, Sharing, Happy
Chin, Sleeve, Happy, Organism, Gesture, Eyelash

Câu chuyện giữa phóng viên chúng tôi với con gái út của Nguyên Phó Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Lê Thanh Nghị bắt đầu giản dị như vậy.

Trong căn nhà trên phố Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội, bà Bình cùng chồng lưu giữ nhiều kỷ vật, tranh ảnh, sách báo về bố của bà – Nguyên Phó Chủ tịch Lê Thanh Nghị. Những ngày này, cả nước cùng với Hải Dương – quê hương của Nguyên Phó Chủ tịch Lê Thanh Nghị đang căng mình chống dịch, hội thảo nhân kỷ niệm 110 năm ngày sinh của ông (6.3.1911- 6.3.2021) có lẽ cũng đành lỡ hẹn.

Material property, Rectangle, Font
Rectangle

Ông Lê Thanh Nghị là nhà hoạt động Cách mạng từ ngày đầu thành lập Đảng, đã từng trực tiếp sống, làm việc trong giai cấp công nhân ở Ninh Giang, ở Hòn Gai, 36 năm tham gia ban chấp hành TW Đảng (1951 – 1987), 26 năm là Ủy viên Bộ Chính trị, có thời gian là Thường trực Ban Bí Thư, sáu khoá là Đại biểu Quốc hội, rất nhiều năm làm Bộ trưởng Bộ Công nghiệp, Phó Thủ tướng Chính phủ, (từng có thời gian kiêm Trưởng Ban Công nghiệp của Chính phủ, kiêm Trưởng Ban Công nghiệp TW, kiêm Chủ nhiệm Ủy ban Kế hoạch Nhà nước) rồi Phó Chủ tịch Hội đồng Nhà nước.

Glasses, Music
Photograph, Smile, Sleeve

Trong kháng chiến chống Pháp đồng chí là Thường Vụ Xứ ủy Bắc kỳ, một trong 5 ủy viên đầu tiên của Ủy ban Quân sự Bắc kỳ, Bí thư Liên khu Ủy 3, kiêm Chủ tịch Ủy ban kháng chiến hành chính và Chính ủy Bộ Tư lệnh Quân khu 3, Bí thư Thành uỷ Hà nội, nhiệm vụ nào được Đảng và Bác Hồ giao ông cũng hoàn thành xuất sắc.

Hai lần bị địch bắt, bị tù đầy ở 4 nhà tù đế quốc: Hải Phòng, Hỏa lò, Sơn La, Côn Đảo ông vẫn giữ vững khí chất Cộng sản, kiên trung, bất khuất, nhiều năm làm Bí thư chi bộ ở nhà tù Sơn La.


Forehead, Hair, Nose, Head, Jaw, Neck, Gesture, Cone

Là con út, bà Bình may mắn hơn các anh chị là được ở với bố, mẹ lúc còn nhỏ và được cả bố mẹ chăm sóc.

Organism, Font

“Mãi sau này biết là bố mê sảng những trận đòn roi trong ngục tù, thương bố vô cùng! Đọc những trang hồi ký của bố về những ngày ở tù ở Côn Đảo, Sơn La- nơi bố làm bí thư chi bộ sau khi bác Tô Hiệu bị giam riêng vì bệnh nặng, thật khâm phục tinh thần quật cường, lạc quan của bố và các bác trong tù với bố.

Ở nhà tù Côn Đảo có bác Tôn, bác Phạm Văn Đồng, Phạm Hùng, Bùi Công Trừng, Hà Huy Giáp, Trịnh Tam Tỉnh….Ở nhà tù Sơn La có các bác Nguyễn Lương Bằng, Trần Huy Liệu, Văn Tiến Dũng, Trần Đăng Ninh, Lê Đức Thọ, Trần Quốc Hoàn, Xuân Thủy, Hoàng Tùng...

Mặc dù bị tra tấn dã man, các ông vẫn tiếp tục đấu tranh tuyên truyền cách mạng, tổ chức học văn hóa, ngoại ngữ, đóng kịch, tổ chức tết, tập quân sự, tổ chức thư viện, dịch sách... Bố tôi còn mày mò chế tạo thành công lựu đạn” – bà Bình kể lại.

Sau hòa bình năm 1955, ông Lê Thanh Nghị được Đảng và Nhà nước giao phụ trách khối Công nghiệp (gồm công nghiệp xây dựng cơ bản, giao thông vận tải, vật tư…) phụ trách ngành công thương và cơ sở hạ tầng, chịu trách nhiệm chính trong khôi phục nền kinh tế sau chiến tranh, phát triển kinh tế Miền Bắc, xây dựng mới nhà máy, phát triển cơ sở hạ tầng, làm hậu phương vững chắc, chi viện cho Miền Nam chống Mỹ.

Organism, Font, Line

Sau 1975, bà Bình theo bố và mẹ vào thăm Côn Đảo, tận mắt thấy nơi bố đã bị tù đày với mức án tù chung thân, nơi xa xôi chưa một lần đặt chân mà rất đỗi quen thuộc trong bài hát của mẹ.

Natural environment, Human, Organism, Font, Community

Tại cuộc họp của Bộ Chính trị vào tháng 5.1975, xác định đường lối phát triển ngành dầu mỏ và khí đốt Việt Nam, ông Lê Thanh Nghị đã đọc báo cáo. Kết quả cuộc họp là tháng 8.1975 Nghị quyết số 244-NQ/TW văn bản đầu tiên về việc triển khai thăm dò dầu khí trên cả nước đã được Bộ Chính trị ban hành.

Ông được Bác Hồ tin tưởng, lựa chọn để giao công tác đàm phán với các nước XHCN để tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ của các nước XHCN anh em đáp ứng nhu cầu sản xuất, chiến đấu, sinh hoạt và chi viện cho miền Nam.

Glasses, Smile

Song song với nhiệm vụ phát triển kinh tế miền Bắc, ông còn chịu trách nhiệm chi viện cho chiến trường. Hàng ngày, ông cùng một số đồng chí cán bộ ở Tổng Cục Hậu Cần được giao thường trực ngày đêm để nắm tình hình, kịp thời giải quyết công việc, khẩn trương đáp ứng yêu cầu của các địa phương, các ngành, đặc biệt là của quân đội, của miền Nam và công tác quốc tế.

Nhu cầu quân sự gồm quân trang, quân dụng, vũ khí, đạn dược, xe cơ giới, thiết bị y tế, đường ống xăng dầu, máy móc, thiết bị để mở đường…. Ông chỉ đạo trực tiếp “con đường thứ 5” chi viện cho miền Nam- con đường tiền tệ, phụ trách trực tiếp B29, đơn vị chịu trách nhiệm huy động, tập trung ngoại tệ viện trợ và chi viện cho miền Nam.


Font

Trong ngôi nhà của bà Bình giờ vẫn còn lưu giữ những bức ảnh ông Nghị chụp chung với Măng Vàng – cháu nội Hoàng thân Suphanuvong (Lào), đây là một trong những câu chuyện minh chứng cho mối quan hệ với quốc tế của ông Lê Thanh Nghị.

“Trong quan hệ với bạn bè quốc tế, ông đã lấy được cảm tình của nhiều lãnh đạo cấp cao của các nước, được xem như bạn bè, thân tình. Gia đình tôi cũng từng nhận nuôi cháu Măng Vàng 3 tuổi, cháu nội Hoàng thân Suphanuvong (Lào) hơn 1 năm, sau khi bố cháu- con trai cả của Hoàng thân hy sinh” – bà Bình kể lại.

Facial expression, Product, Human, Sleeve, Coat, Font

Ngày đó, mỗi khi sang Việt Nam, Hoàng thân ở nhà khách của Trung ương Đảng ở Nguyễn Du còn nhà bà ở số 4 phố Thiền Quang, cạnh đó, gia đình bà và ông bà Hoàng Thân thường qua thăm nhau, các con Hoàng Thân (cô chú của Măng Vàng) cũng thường xuyên qua thăm cháu.

Military person, Non-commissioned officer, Hat, Cap, Gesture, Soldier
Footwear, Photograph, Gesture

“Bố tôi không chỉ học khi làm việc ở trong nước, khi đi đàm phán ở nước ngoài, ông tranh thủ đi thăm quan, học hỏi. Đi các nước Đông Âu, ông thăm nhà máy, các viện nghiên cứu; đi Cu Ba ông đi thăm nông trại - đích thân Chủ tịch Phidel Castro đưa bố đi nông trường chăn nuôi bò Picadura, chỉ dẫn tỉ mỉ kỹ thuật chăn nuôi bò năng suất cao như thế nào. Chuyến đi này đặt cơ sở cho sự hỗ trợ của Cu Ba cho việc phát triển trại bò Mộc Châu vào những năm 70” – bà Bình kể.

Font
Eyelash, Font, Happy

"Trong tù ông cũng học, học nâng cao trình độ tiếng Pháp, học văn hóa, học lý luận Chính trị cách mạng, học làm vũ khí; khi đã làm Phó Thủ tướng, sau khi đã hoàn thành chương trình phổ thông, ông tiếp tục theo học lớp Bồi dưỡng Kinh tế-Kỹ Thuật tại chức 3 năm của Đai học Bách khoa Hà Nội. Lớp học được tổ chức ở phòng ngay miệng hầm trú ẩn” – bà Bình tiếp tục câu chuyện với phóng viên.

Là người phụ trách về công nghiệp, ngoài khóa khọc bổ túc nêu trên ông luôn tìm hiểu những kiến thức cơ bản về mọi ngành cơ khí, luyện kim, điện tử, hóa chất…

Tư tưởng đam mê nghiên cứu khoa học, học tập suốt đời từ người cha đã “ngấm” vào các con. Trong số 5 người con của ông Lê Thanh Nghị thì có đến 4 người theo học khoa học, kỹ thuật, làm kỹ sư, tiến sỹ, giáo sư, duy nhất người con gái cả theo nghề y.

“Tôi luôn nhớ những ngày bố phụ trách kinh tế với quan điểm khoa học là then chốt, ông định hướng cho chúng tôi theo học ngành khoa học hoặc kỹ thuật để sau này có thể đóng góp xây dựng đất nước”, bà Bình cho biết.

Kể về những năm tháng cuối đời của bố mình, bà Bình vẫn nhớ như in những ngày ông làm việc không ngừng nghỉ dù sức khỏe đã giảm sút.

Glasses, Watch, Product, Happy, Font, Line

Dù Nguyên Phó Chủ tịch Hội đồng Nhà Nước Lê Thanh Nghị đã đi xa, nhưng tình cảm thương yêu, ấm áp của ông vẫn luôn bên mỗi người trong gia đình bà Bình, động viên, nhắc nhở con cháu sống có ích, chân thành và độ lượng.

“Chúng tôi tự hào vì cuộc đời bố gắn liền với cuộc kháng chiến vì độc lập dân tộc, giải phóng và phát triển đất nước. Chúng tôi càng vui hơn vì đi khắp đất nước, ở đâu cũng nhìn thấy dấu ấn của bố, ở các công trình thế kỷ, tồn tại mãi với thời gian, gắn liền với đời sống và sự phát triển của đất nước Việt Nam” – bà Bình rưng rưng nói.

Font

Bài viết: Nguyễn Hà

Video: Nguyễn Hà - Tô Thế

Ảnh: Tư liệu gia đình cung cấp

Thiết kế: Nhật Huy - Hoàng Minh

Kỹ thuật đa phương tiện: Hoàng Minh