Lao Động
Lao Động eMagazine

Nhịp sống Hà Nội những ngày sát đỉnh dịch

Nhịp sống Hà Nội những ngày sát đỉnh dịch
Nhịp sống Hà Nội những ngày sát đỉnh dịch

Ngày 27.2, dẫn nhận định của chuyên gia, Chủ tịch Hà Nội Chu Ngọc Anh nói hai tuần tới, số ca mắc COVID-19 ở thành phố khả năng đạt đỉnh, tạo áp lực cho y tế cơ sở.

Sở Y tế Hà Nội công bố hôm nay Hà Nội có 32.650 ca mắc COVID-19

Hôm nay, Hà Nội ghi nhận 54.868 ca mắc COVID-19

...

Những con số ca mắc COVID-19 mới tại Hà Nội cứ tăng dần mỗi ngày, đến nay mỗi ngày Hà Nội đã có trên dưới 3 vạn ca – 1 con số mà ít người có thể nghĩ đến ở thời điểm trước kia, khi mỗi ngày cả nước có số ca mắc cũng không bằng số lẻ của Hà Nội hiện nay. Đó là chưa kể, nhiều trường hợp chưa được công nhận F0, có trường hợp chưa khai báo. Nhưng giờ đây, dường như người dân Hà Nội đã quá quen với những con số cứ tăng dần lên mỗi ngày, thậm chí còn hỏi đùa nhau: “Giờ này vẫn chưa F0 hả”.

Nhịp sống Hà Nội những ngày sát đỉnh dịch
Nhịp sống Hà Nội những ngày sát đỉnh dịch

Dính COVID-19, đợt điều trị tại nhà của chị N.T.H (Nam Từ Liêm, Hà Nội) kết thúc sau 2 tuần. “Tái hoà nhập” sau chừng ấy thời gian cách ly, như thường lệ, 7h sáng chị H. lái xe đi làm cho kịp giờ họp ca sáng lúc 8h. Con đường từ nhà đến cơ quan của chị H. phải đi qua nhiều đoạn tắc nghẽn, nhất là mấy hôm trời mưa, việc đi lại còn khó khăn hơn.

Nhưng mọi thứ không như những gì chị H. hình dung, con đường đi làm của chị như lạ lẫm hơn vì dọc con phố rất ít xe cộ, người dân đi lại thưa thớt.

Nhịp sống Hà Nội những ngày sát đỉnh dịch

Ngày 27.2, tại cuộc họp Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 của TP Hà Nội, Chủ tịch Hà Nội Chu Ngọc Anh dẫn lời các chuyên gia y tế nhận định Hà Nội có thể đạt đỉnh dịch trong vòng 2 tuần nữa.

Hôm Chủ nhật ngày đầu tháng 3, đồng nghiệp của tôi có chụp bộ ảnh phố phường Hà Nội, trong đó có bức ảnh 2 vợ chồng du khách Guilherme (Brazil) đứng lặng lẽ, cô đơn trên cầu Thê Húc. Anh Guilherme đang chụp ảnh cho vợ mình trên cây cầu nổi tiếng bậc nhất Thủ đô. Guilherme đã làm việc ở Việt Nam từ năm 2011 cho một công ty của Đức tại TP. Hồ Chí Minh trong ngành da giày. Anh và vợ dự định đi du lịch 1 tuần tại miền Bắc gồm Hà Nội, Sapa, Vịnh Hạ Long, và có lẽ đây là lần hiếm hoi anh và vợ mình được trải nghiệm chuyến du lịch “đặc biệt vắng vẻ” như vậy.

Nhịp sống Hà Nội những ngày sát đỉnh dịch

Ông Vương Toàn Long (Hưng Yên), 46 tuổi chậm rãi đạp xích lô quanh Hồ Gươm tìm khách. “Đã hơn 10 năm tôi làm nghề chở khách du lịch tại khu vực quận Hoàn Kiếm nhưng chưa khi nào thấy vắng khách như thế này. Mỗi ngày tôi đều ra đây từ 10h sáng – 10h đêm nhưng nhiều ngày liền không kiếm nổi một cuốc xe” – ông Long chia sẻ. Những đồng nghiệp của ông Long cùng hoàn cảnh ngồi chờ khách trước cửa đền Ngọc Sơn. Đối với họ, những ngày này có được một vài cuốc xe đã là điều may mắn.

Nhịp sống Hà Nội những ngày sát đỉnh dịch
Nhịp sống Hà Nội những ngày sát đỉnh dịch

“Sếp ơi, sáng nay test em dương tính COVID-19, em xin phép nghỉ ở nhà”

“Mẹ ơi, con dương tính rồi”

“Tao dương tính rồi không đi cafe với mày được”

… những ngày này thật không khó để bắt gặp những câu chuyện như vậy. Số ca mắc tăng cao, nhiều gia đình cả nhà cùng là F0, có nơi mẹ F0 phải chăm con F1… thậm chí nhiều người tái nhiễm sau một thời gian ngắn khỏi bệnh lần đầu.

Nhịp sống Hà Nội những ngày sát đỉnh dịch

Chồng chị P.T.A (Hà Đông, Hà Nội) vừa đi công tác thì nghe tin vợ mắc COVID-19, anh tiến hành test nhanh cũng cho kết quả dương tính. Vậy là chồng cách ly 1 nơi, vợ điều trị 1 nơi. Ở nhà chị T. A còn có cô em chồng, không may sau 2 ngày chăm sóc chị dâu cũng dính COVID-19. Vậy là 2 chị em F0 cùng chăm nhau.

“Những ngày đầu mới mắc COVID-19 tôi gặp nhiều khó khăn do đây là thời gian sức khoẻ yếu nhất. Hai chị em tôi vừa phải điều trị, vừa thay nhau cơm nước, chăm sóc người kia khi cần. May mắn sau 1 tuần thì giờ hai chị em tôi cũng đã đỡ hơn, sức khoẻ đang dần phục hồi. Giờ tôi mong sớm khỏi bệnh để hai vợ chồng sớm được đoàn tụ” – chị T.A nói.

Theo thống kê, số mắc cộng dồn tại Hà Nội trong đợt dịch 4 (từ ngày 29.4.2021 đến 12.3.2022): 611.464 ca.

Nhịp sống Hà Nội những ngày sát đỉnh dịch
Nhịp sống Hà Nội những ngày sát đỉnh dịch

Giám đốc Sở Y tế Trần Thị Nhị Hà nhận định, biến thể phụ BA.2 (chủng Omicron) chiếm ưu thế trong các ca F0 tại Hà Nội, với tốc độ lây lan nhanh. Tuy nhiên, bệnh nhân ở tầng 2 tầng 3 có chiều hướng giảm nên những ngày qua, tỷ lệ F0 nhập viện chỉ chiếm 1-1,5%.

Thành phố Hà Nội đã chủ động kiểm soát được dịch bệnh ở ngưỡng an toàn, song ngành Y tế vẫn tiếp tục giải trình tự gen để có các giải pháp ứng phó phù hợp với tình hình chung.

Nhịp sống Hà Nội những ngày sát đỉnh dịch

Khoảng 2 tuần trở lại đây, với việc F0 tăng nóng đã khiến khối lượng công việc của y tế cơ quá tải, nhiều nhân viên y tế mắc COVID-19 vẫn đang “bám trụ” lại các trạm y tế để tiếp tục chống dịch.

Trạm Y tế phường Trung Văn (Nam Từ Liêm) có 100% cán bộ, nhân viên y tế mắc COVID-19. Tuy nhiên, đội ngũ này vẫn đang căng mình xử lý khối lượng công việc khổng lồ mỗi ngày. Bà Nguyễn Trà My - Phó Trưởng Trạm y tế phường Trung Văn cho biết, tổng lượng nhân viên tại trạm tính cả bảo vệ là 8 người, tất cả đều đã mắc COVID-19. Trong đó, người cuối cùng mắc gần đây nhất là trước ngày 2.3.

Nhịp sống Hà Nội những ngày sát đỉnh dịch

Đã 10 ngày nay, 100% nhân viên của trạm dù mắc COVID-19 nhưng vẫn làm việc online ngay tại trạm. Đội ngũ nhân sự này được chia thành 3 nhóm zalo kết nối với tổ dân phố tương ứng. Theo thống kê, mỗi nhóm tiếp nhận và xử lý khoảng 2000-3000 tin nhắn/ngày.

Chị Vũ Thị Hương Giang – Cán bộ y tế phường Trung Văn chia sẻ, trước khi tất cả nhân viên tại trạm mắc COVID-19, chị là người mắc đầu tiên từ 15.2. Dù rất mệt, nhưng vì nhân lực mỏng, việc nhiều, nếu bớt đi một người thì những người còn lại phải gánh tất cả việc còn lại. Thấy tình hình như vậy, chị Giang không đành lòng nên vẫn xin ở lại trạm hỗ trợ.

Nhịp sống Hà Nội những ngày sát đỉnh dịch

“Hiện đã có 3/8 nhân viên của trạm vừa khỏi COVID-19. Nhưng chúng tôi vẫn phải thức xuyên đêm, thậm chí có nhiều ngày thức đến 6h sáng để kiểm tra các tin nhắn của các bệnh nhân. Hầu như mọi người không có thời gian để ngủ. Có nhiều bệnh nhân hỏi “các chị ơi các chị thức sớm thế”, thực chất là chúng tôi không ngủ", chị Giang kể.

Nhưng theo chị Giang, vẫn còn nhiều bệnh nhân không hiểu cho áp lực công việc của đội ngũ y tế phường, thậm chí nhiều người lăng mạ và xúc phạm nhân viên. Những lúc ấy, chị cảm thấy rất buồn và ấm ức. “Cách đây 3 ngày, sức khỏe của tôi yếu dần, phải cấp cứu. Rất may có các chị đồng nghiệp ở đây đã hỗ trợ kịp thời, nếu không tôi không biết bản thân hiện tại sẽ như thế nào”, chị Giang gạt nước mắt nhớ lại.

Nhịp sống Hà Nội những ngày sát đỉnh dịch

Không chỉ ở phường Trung Văn mà thời điểm này, gần như trạm y tế phường nào trên địa bàn Thủ đô cũng đều đang căng mình trong "núi" công việc khi số ca mắc COVID-19 mới tại Hà Nội vẫn đang gia tăng không ngừng.

Nhịp sống Hà Nội những ngày sát đỉnh dịch

Số ca mắc COVID-19 mới mỗi ngày tại Hà Nội tăng cao cũng ảnh hưởng không nhỏ đến việc học tập của các em học sinh.

Em N.L.A.K - học sinh lớp 12 tại Hà Nội chia sẻ, chỉ sau vài tuần đến trường học trực tiếp, số ca F0 là học sinh, giáo viên tăng chóng mặt. Nhiều lớp đã phải chuyển sang hình thức học trực tuyến.

"Lớp em có 42 bạn thì tính đến ngày 4.3 đã có 26 bạn F0, cô chủ nhiễm cũng bị lây nhiễm và trở thành F0. Do số lượng học sinh F0 đông quá nên lớp em tạm thời chuyển sang học trực tuyến" - An Khanh nói.

Nhịp sống Hà Nội những ngày sát đỉnh dịch

Còn với cô Lê Thị Minh – Giáo viên THCS tại Hà Nội, ngay khi nhận được kết quả dương tính với SARS-CoV-2 vào sáng ngày 2.3, cô đã nhanh chóng thông báo cho phụ huynh trong lớp đón học sinh về.

Lớp cô Minh hiện có tới 31/42 học sinh và nhiều giáo viên bộ môn thuộc diện F0, F1. Trước tình hình này, cả lớp chuyển sang hình thức dạy học trực tuyến.

Không chỉ lớp cô Minh, toàn trường có tới trên 10 lớp phải dạy học trực tuyến hoàn toàn. Số còn lại kết hợp linh hoạt giữa hình thức trực tiếp và trực tuyến.

Mặc dù xuất hiện triệu chứng đau người, mệt mỏi và ho, song cô giáo này vẫn quyết định dạy trực tuyến cho học trò vào buổi học tiếp theo.

Trải nghiệm tiết học on - off chưa từng có của học sinh Hà Nội. Video: Tường Vân - Thiều Trang.

"Nhà trường không ép giáo viên F0 phải dạy trực tuyến. Nhưng tôi thấy sức khỏe vẫn có thể đảm đương việc dạy học. Không ai hiểu học trò bằng giáo viên chủ nhiệm, nếu tôi nghỉ lúc này, thời gian về sau, cả thầy và trò sẽ vô cùng vất vả vì phải dạy bù, học bù sao cho kịp chương trình” – cô Minh nói.

Chia sẻ về việc dạy học trong bối cảnh dịch bệnh như hiện nay, cô Minh nói, những tuần đầu đến trường, giáo viên F0, F1 không thể đến trường trực tiếp sẽ có các thầy cô giáo khác dạy thay. Nhưng đến thời điểm hiện tại, đã có gần 50% tổng số giáo viên toàn trường có kết quả dương tính với SARS-CoV-2 nên việc dạy thay là điều khó có thể thực hiện.

“Các thầy cô khỏe mạnh dù rất muốn dạy thay cho đồng nghiệp nhưng cũng không còn đủ sức lực và thời gian. Nhiều thầy cô vừa kết thúc tiết học trực tiếp là vội vàng mở máy để dạy học online đối với các lớp học trực tuyến tại nhà” - cô Minh nói.

Nhịp sống Hà Nội những ngày sát đỉnh dịch
Nhịp sống Hà Nội những ngày sát đỉnh dịch

Ngay sau khi có thông tin thuốc kháng virus Molnupiravir dùng trong điều trị cho bệnh nhân COVID-19 được bán ra thị trường, molnupiravir là một trong những dược phẩm được tìm kiếm nhiều nhất thời gian gần đây. Để mua được loại thuốc này tại các nhà thuốc người mua phải có đơn của bác sĩ, giấy xác nhận dương tính của y tế địa phương, tuy nhiên trên thị trường “chợ đen” diễn ra vô cùng dễ dàng, chỉ cần người mua chấp nhận mức giá cao hơn niêm yết.

Liên hệ tới 1 trong những số điện thoại quảng cáo bán thuốc kháng virus trên mạng, người bán hàng cho biết thuốc bán với giá 400.000 đồng/hộp.

"Cái này do Bộ Y tế cũng đang kiểm soát, giấy tờ rất là nhùng nhằng. Bây giờ bọn em bán cho F0, không cần giấy chứng nhận F0, không cần đơn thuốc của bác sĩ. Còn bán ở hiệu thuốc thì cần có giấy F0 và chứng nhận của bác sĩ cho uống thuốc thì mới được chứ có phải tự dưng mà mua được đâu. Hà Nội bây giờ nhiều ca, làm chính quy làm sao chịu được" - người bán hàng online cho biết.

Để tránh sự kiểm soát của lực lượng chức năng, việc cho khách mua thuốc xem hàng thường được thực hiện qua đầu mối là các shipper.

Thuốc kháng virus Molnupiravir: Nhà thuốc khó mua, “chợ đen” tấp nập Video: Thơm Bùi.

Theo các chuyên gia y tế, ngoài tác dụng điều trị COVID-19, thuốc Molnupiravir có nhiều tác dụng phụ không mong muốn với người bệnh, chỉ nên sử dụng thuốc khi được kê đơn từ bác sĩ.

PGS.TS Bùi Vũ Huy- Giảng viên cao cấp bộ môn Truyền nhiễm, Đại học Y Hà Nội cho biết: "Thuốc Molnupiravir tuy có tác dụng chữa bệnh nhưng có tác dụng phụ, và theo nguyên tắc của ngành Y tế là phải kê đơn. Việc dùng thuốc Molnupiravir nên dùng theo đơn thuốc để an toàn cho người bệnh và không gây tốn kém cho người bệnh, sẽ tránh được những hiện tượng trục lợi".

Không chỉ thị trường thuốc Molnupiravir mà thị trường các loại thực phẩm chức năng được thổi phồng về công dụng chữa COVID-19, hậu COVID vẫn xuất hiện tràn lan trên mạng xã hội, khiến nhiều người rơi vào cảnh tiền mất, tật mang.

Người mắc COVID "méo mặt" vì lỡ tin thực phẩm chức năng không rõ nguồn gốc. Video: Đỗ Trí.

"Sản phẩm này giúp người bệnh khỏi rất nhanh mà không cần dùng đến thuốc Tây, đây là hàng Nga nhập khẩu, nên em yên tâm em ạ, cái này nó tuyệt vời luôn. COVID-19 hay kể cả mai kia có những bệnh khác, em biết đến loại này thì cả nhà em được hưởng cái nhân phúc này, chị nói thật đấy" - đây là lời quảng cáo của một trong rất nhiều người bán hàng trên mạng về những sản phẩm hỗ trợ chữa COVID-19.

Tin tưởng và đặt thử sản phẩm sau khi nghe những lời quảng cáo và giới thiệu nhiệt tình, anh T.V.H (Hai Bà Trưng, Hà Nội) cho hay, sau tuần đầu tiên dùng thấy cơ thể mệt hơn, đi ngoài nhiều. "Tôi có gọi lại cho chị bán hàng, chị này có nói do ngày đầu sử dụng thuốc nên thuốc sẽ đào thải mọi chất độc, tôi tin tưởng nên lại dùng tiếp, đến ngày thứ hai thì không thể sử dụng nổi".

Nhịp sống Hà Nội những ngày sát đỉnh dịch
Nhịp sống Hà Nội những ngày sát đỉnh dịchK

Kết luận Hội nghị Thường trực Thành ủy Hà Nội cho ý kiến về công tác phòng, chống dịch COVID-19 chiều 7.3, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng cho biết, trong tuần qua khi mở cửa hầu như tất cả các dịch vụ trong bối cảnh mùa du lịch, lễ hội, số ca F0 tăng lên là tất yếu. Tuy nhiên, mục tiêu cốt lõi của công tác phòng, chống dịch vẫn được bảo đảm.

Bí thư Thành ủy lưu ý, trước đây, khi chưa tiêm phủ vaccine trong hoàn cảnh phải cách ly, phong tỏa rất vất vả, nhưng thành phố đã vượt qua. Nay trong điều kiện thích ứng an toàn, thuận lợi hơn nhờ độ bao phủ rộng về vaccine và hệ thống y tế đã được củng cố, phải kiểm soát tốt dịch bệnh, hạn chế bệnh nhân chuyển tầng, tăng nặng.

Khi người dân mắc COVID-19 ở thể nhẹ, không triệu chứng được cách ly, điều trị tại nhà thì tổ COVID-19 cộng đồng tiếp cận ngay, kết nối thông tin, hỗ trợ những thứ cần thiết như nhu yếu phẩm, thực phẩm, giúp theo dõi chuyển tầng, giảm áp lực cho y tế cơ sở...

Bí thư Thành ủy giao Ban Cán sự đảng UBND TP chỉ đạo đánh giá, nhận định tình hình, diễn biến dịch bệnh trên địa bàn và có phương án ứng phó kịp thời, tương ứng. Rà soát, chuẩn bị nâng cấp hệ thống điều trị ở tầng cao để không bị động nếu tình hình dịch diễn biến phức tạp hơn và kéo dài.