Black
Facial expression, Font
Street fashion, Microphone, Sleeve, Smile, Collar
Sky, Rectangle
Rectangle, Font
Street fashion, Cheek, Hand, Smile, Arm, Neck, Sleeve, Gesture, Collar, Happy
Material property, Product, Font, Line, Red

I don't need sponsors,
I surf better when I'm broke anyway.

Dave Parmenter Surfer

Chào NSND Lan Hương! Năm vừa qua, NSND Lan Hương tiếp tục nhận vai mẹ chồng có thể nói là bị nhiều người ghét sau vai bà Phương của “Sống chung với mẹ chồng”. Vậy theo chị, vai bà Mai trong “Lửa ấm” có khác với vai bà Phương nhiều không?

Câu hỏi của bạn rất thú vị, bởi các bà mẹ chồng đều có điểm chung nhất là họ đều là mẹ chồng, nhưng cũng có những điểm rất khác biệt. Để làm hết sự riêng tư, các góc khuất, cá tính riêng hay cách ứng xử của các bà mẹ chồng thì đến cuối đời tôi cũng không làm hết được.

Street fashion, Human, Microphone, Organism, Plant

Trên thế giới có biết bao nhiêu bà mẹ chồng, và mỗi người lại có một cá tính khác nhau, những gì đưa lên màn ảnh chỉ mang tính điển hình. Mình đem lên màn ảnh những nét đẹp của họ để ca ngợi hay thậm chí là những cái chưa tốt, cần phải rút kinh nghiệm.

Forehead, Hair, Skin, Glasses, Chin, Smile, Eyebrow, Photograph, Human, Fashion

Rất có thể tương lai tôi sẽ làm một bà mẹ vợ chứ không làm mẹ chồng nữa hoặc còn rất nhiều vai khác nữa. Vì tôi một diễn viên chuyên nghiệp, người diễn viên giống như một dây đàn vậy, khi người nhạc sĩ búng vào dây nào phải vang lên nốt nhạc đó.

Smile, Eyelash, Sleeve, Gesture, Happy, Collar

I don't need sponsors,
I surf better when I'm broke anyway.

Dave Parmenter Surfer

Vai diễn bà Phương thành công như vậy, có khi nào NSND Lan Hương tiếc nuối khi đã không thể hiện sớm hơn những vai mang hơi hướng phản diện như vậy chưa?

Tiếc nuối thì không nhưng sự phấn đấu để tiến lên phía trước thì có. Tôi muốn được thử sức với nhiều dạng vai khác nhau hơn nữa, nhiều số phận, cảnh đời khác nữa. Tôi hầu như không có sự tiếc nuối, chỉ tiếc nuối là hồi trẻ tôi học hỏi để giỏi hơn, dám thể hiện tốt hơn để thành công sớm hơn. Lối sống của tôi cũng nhìn về phía trước nhiều hơn chứ không bao giờ nhìn về phía sau.

Shelf, Shelving, Bookcase

Thấm thoắt NSND Lan Hương đã làm nghề hơn 40 năm và sở hữu một “kho tàng” vai diễn đồ sộ. Trong số đó ắt hẳn sẽ có một vai diễn để lại ấn tượng sâu sắc nhất với chị?

Một vai thì không có nhưng có rất nhiều vai diễn để lại ấn tượng cho tôi, mỗi vai diễn lại đánh dấu bước ngoặt trong cuộc đời của tôi. Chẳng hạn khi mới vào nghề, tôi có những vai diễn trong vở tốt nghiệp, những vở mà chúng tôi phải diễn mấy trăm đêm như “Người đá lạc đội hình” và “Cuộc chia tay tháng sáu”. Đó là vai đánh dấu sự vào đời, vào nghề.

Dress shirt, Street fashion, Outerwear, Neck, Eyelash, Sleeve, Gesture, Collar, Happy, Cool

Cũng như bộ phim đầu tiên chạm ngõ điện ảnh, bây giờ xem lại thấy rất ngô nghê nhưng nó cho tôi biết là hoá ra đi làm điện ảnh khó như vậy, khác hẳn sân khấu kịch. Rồi trong quá trình làm nghề, khi làm đến nhân vật cô Thuỷ trong “Mùa ổi” của đạo diễn Đặng Nhật Minh, tôi cảm thấy mình như đang học một lớp học nâng cao, từ đó tôi vỡ ra được rất nhiều điều mà trước kia khi làm thì thấy rất khó.

Vì vậy, không có vai diễn nào quan trọng nhất với tôi cả. Mỗi một vai diễn đi qua trong cuộc đời đánh dấu một dấu mốc phát triển, khiến cho tôi mở mang và học hỏi nhiều. Tôi trân trọng các vai diễn và làm nghề một cách nghiêm túc. Nghề này không dành cho người lười nhác, nông cạn và hời hợt.

Font

Là một nghệ sĩ đã trải qua đủ các loại hình từ sân khấu kịch đến điện ảnh và phim truyền hình. Vậy theo chị, loại hình nào là khó nhất?

Ba loại hình này đều có những cái khó riêng, tuy nhiên khi đã nắm được cái cơ bản của nó thì nó đều có những nét chung. Cả sân khấu, truyền hình và điện ảnh đều đòi hỏi sự chân thực và đòi hỏi những kiến thức cuộc sống. Nó đều xuất phát từ cuộc sống nên phải đòi hỏi cả sự chân thực.

Tuy nhiên, ở mỗi loại hình khi ta tìm cách thể hiện thì có sự khác nhau một chút. Ở sân khấu thì mình được tương tác trực tiếp với khán giả, còn khán giả được nghe và phản ứng trực tiếp với các câu thoại của mình. Với truyền hình, lời thoại nhiều hơn, mình có quyền được làm đi làm lại, câu chuyện trên phim cũng đời thường hơn. Rồi điện ảnh lại cũng có những đặc thù riêng. Vì vậy những bạn trẻ khi làm việc qua từng loại hình, phải cố gắng tìm hiểu những nét rất riêng của nó để nhanh chóng hoà nhập và mang lại những vai hay, tách bạch ở mọi loại hình.

I don't need sponsors,
I surf better when I'm broke anyway.

Dave Parmenter Surfer

Tôi có nghe nhiều nghệ sĩ tâm sự, họ thăng hoa nhất khi ở trên sân khấu kịch, còn với NSND Lan Hương thì sao?

Với tôi thì không hẳn là thế, vì ở mỗi loại hình tôi đều phải sống hết mình với nhân vật và hoàn cảnh, thăng hoa thì phải thăng hoa hết. Tuy nhiên, khi diễn trên sân khấu, tôi được tương tác trực tiếp với khán giả, sẽ biết khán giả yêu hay ghét nhân vật, khán giả có cảm xúc như tôi đang mong muốn hay không, có phản ứng gì với nhân vật trên sân khấu. Nếu người diễn viên có độ nhạy cảm cao thì sẽ để ý được điều đó và điều đó sẽ khiến chúng ta phấn chấn hơn nhiều, khiến diễn viên diễn nhiệt hơn.

Còn với phim truyền hình thì phải những người ở tại trường quay mới thấy được những diễn viên họ đã diễn xuất thần như thế nào và hết mình với vai diễn như thế nào.

Street fashion, Sleeve, Collar

Làm sân khấu đã chiếm hết thời gian, vậy từ khi nào chị bắt đầu bén duyên với truyền hình, điện ảnh?

Thực ra từ khi bắt đầu có truyền hình là tôi đã làm rồi. Hồi đó tôi có đóng một vở kịch gần như là đầu tiên của Đài truyền hình Việt Nam. Nhưng ngày đó, vài tháng mới có một vở. Đến khi có hãng phim, ngày xưa gọi là Trung tâm nghe nhìn thì tôi có làm phim với NSND Khải Hưng. Lúc ấy tôi mới ra trường, còn trẻ và chưa có gia đình. Cứ một năm mới có một phim.

Ngày xưa tôi nhớ quay rất khó khăn. Các bạn quay phim cứ vác máy lên vai và ngồi lên một cái chiếu để có người kéo chiếu là máy cũng chạy theo. Ánh sáng mắt ngày xưa chúng tôi dùng đèn pin và chiếu từ dưới lên mặt để có.

Cũng như tôi khi diễn sân khấu, bây giờ diễn trên sân khấu tại Nhà hát thôi, chứ thời chiến tranh, đi diễn ở các đơn vị bộ đội tôi diễn trên sân khấu đất là chuyện bình thường. Các anh bộ đội muốn làm cho sân khấu đẹp nên cứ đắp cỏ lên để làm sân khấu, nó hơi mấp mô, diễn viên đi lên thì ngã là chuyện bình thường. Có rất nhiều kỷ niệm hay mà tôi không thể quên được, nên tôi rất yêu sân khấu, nếu có kiếp sau vẫn muốn được làm sân khấu, được làm diễn viên.

Facial expression, Tableware, Happy

Nghe NSND Lan Hương kể thì chắc hẳn quá trình làm phim của bây giờ so với ngày xưa đã khác nhau rất nhiều rồi?

Ngày xưa làm phim đơn sơ, hình ảnh, thiết bị quay bao giờ mình cũng đi sau các nước. Tôi có một kỷ niệm là khi quay phim “Mùa ổi” có một đúp rất là dài 15-30m phim. Khi đó chúng tôi quay hai đúp đều hỏng vì các lý do khách quan, mọi người ở trong đoàn đều kêu trời lên vì đã tốn biết bao nhiêu tiền rồi chỉ vì một lỗi rất nhỏ.

Còn bây giờ làm phim quay bằng thẻ nhớ cũng tiện hơn rất nhiều. Tôi nhớ lúc quay cảnh mưa trên Đà Lạt trong “Tháng năm rực rỡ” đã quay 16 đúp. Từ khi vào nghề, chưa bao giờ tôi quay một cảnh nhiều lần như vậy bởi hình ảnh chưa được ưng ý. Vì có thẻ nhớ nên các bạn được quay đi quay lại, còn ngày xưa để quay một cảnh phải tập liên tục và rất kỹ vì chỉ quay được 1-2 đúp, đến đúp thứ 3 là cùng. Diễn viên phải tập nhuần nhuyễn thì đạo diễn mới cho diễn.

Ngày xưa máy móc của mình cũng chậm hơn, cổ hơn so với các nước, cũng không dư dả để làm phim liên tục. Còn bây giờ, trang thiết bị của chúng ta không kém gì nước ngoài cả, đoàn phim cũng ngày càng chuyên nghiệp hơn ngày xưa.

Nhiều người đánh giá phim Việt Nam ngày càng hay. Vậy với một người diễn viên lâu năm, chị đánh giá sao về nhận xét này?

Nội dung phim Việt bây giờ rất hấp dẫn, hình thức tốt và phim Việt bây giờ, theo tôi nghĩ, cũng không thua kém gì phim của các nước khác. Có thể thấy phim Việt khi đưa ra nước ngoài đã tạo được nhiều được dấu ấn.

Facial expression, Street fashion, Smile, Product, Sleeve, Happy, Collar

Khán giả các nước cũng biết nhiều tới phim Việt. Tôi nhớ khi đóng phim “Nếp nhà” của VFC, có một cô bé du học sinh Pháp đã rất thích, bạn ấy hì hục may cho mình 2 cái áo sơ mi để đem về tặng mình. Đến nỗi, bà chủ nhà của cô bé bên Pháp khi xem thì có nói là một ngày nào đó muốn được đến Hà Nội, Việt Nam. Đây là niềm tự hào của những người làm nghề chúng tôi.

Bây giờ hầu như nhà nhà, người người đều xem phim Việt chứng tỏ chất lượng của phim Việt đang ngày càng đi lên. Chúng ta đã có những kịch bản hay, thậm chí là những kịch bản được mua từ nước ngoài. Đây cũng là cách làm hay, dù phim của nước nào nhưng mang đến những giá trị tốt và phù hợp với văn hóa của mình cũng là điều đáng trân trọng.

I don't need sponsors,
I surf better when I'm broke anyway.

Dave Parmenter Surfer

Bản thân NSND Lan Hương có hay xem lại những bộ phim mình đóng không?

Thực ra tôi rất ngại xem, bởi luôn có cảm giác xấu hổ khi xem phim mình đóng. Nhưng nói gì thì nói làm xong phim, mình vẫn phải xem lại để xem mình đã làm tốt chưa và tại sao mình diễn như thế. Khi làm mình cũng tính toán làm thế này nên sau đó xem lại đi xem mình đã làm hợp lý chưa. Bản thân mình cũng phải xem xem vai này làm thế nào để khác so với những vai trước về tạo hình, tính cách.

Có một điều thú vị là bây giờ sau mỗi tập phim khán giả sẽ tương tác ngay ở trên mạng xã hội. Tôi vẫn nói là khán giả cứ góp ý cho diễn viên để tôi biết được những ưu khuyết điểm của mình. Tuy nhiên cũng phải chú ý là có những người có ý kiến rất chân tình nhưng có những người lại quá thẳng thắn, thiếu tế nhị nên người diễn viên đôi khi cũng cảm thấy buồn, chạnh lòng.

Product, Sleeve, Font

Diễn viên họ cũng có gia đình và những bình luận thiếu văn hóa sẽ làm ảnh hưởng tới họ và gia đình họ. Tôi nghĩ góp ý thế nào để diễn viên thay đổi mới quan trọng thay vì những góp ý mang tính chất xoá bỏ, mạt sát và thiếu sự xây dựng sẽ không tốt, thậm chí là phản tác dụng. Chúng ta hãy sống nhân ái với nhau và người diễn viên phải biết lựa chọn những góp ý để hoàn thiện mình.

Font

Trong cuộc đời làm nghệ thuật, NSND Lan Hương chắc đã có cơ hội diễn chung với rất nhiều nghệ sĩ. Thời gian gần đây, một số nghệ sĩ như NSND Hoàng Dũng hay NSND Trần Hạnh đã rời xa trần thế. Trước sự ra đi của những người anh, người đồng nghiệp thân thiết, cảm xúc của chị ra sao và chị có thể chia sẻ lại những kỷ niệm với những người nghệ sĩ tài hoa ấy?

Năm nay là một năm mất mát quá lớn đối với tôi, với ngôi nhà của nghệ thuật Việt Nam. Trước tết, chúng ta mất đi nghệ sĩ Chí Tài, anh là một nghệ sĩ vô cùng tài giỏi. Mùng 3 Tết, NSND Hoàng Dũng ra đi. Anh ra đi quá nhanh khiến mọi người đều ngỡ ngàng. Rồi diễn viên Minh Thành, và mới đây là NSND Trần Hạnh ra đi, đó đều là những nghệ sĩ mà tôi rất nể trọng ở trong nghề. Bởi trong nghề của tôi để đào tạo được một nghệ sĩ giỏi rất khó và những người nghệ sĩ thực sự tài giỏi không có nhiều.

I don't need sponsors,
I surf better when I'm broke anyway.

Dave Parmenter Surfer

Trước sự ra đi của NSND Hoàng Dũng, tôi còn có sự bất an bởi anh đang dạy ở trường Sân khấu Điện ảnh. Các thế hệ học sinh của anh đều là những người thành tài, anh có phương pháp dạy rất tốt không chỉ về nghề mà còn là cách sống. Các diễn viên do anh dìu dắt khiến tôi yên tâm vô cùng. Bây giờ anh không dạy nữa thì đó là sự thiệt thòi, mất mát lớn đối với các diễn viên phía Bắc và bạn trẻ trong trường Sân khấu Điện ảnh. Nếu như còn anh thì các bạn trẻ chắc chắn sẽ đi đúng đường hướng phát triển nghệ thuật, xuất phát từ nội tâm, xuất phát từ sự đam mê, làm nghề một cách nghiêm túc nhất và biết trân trọng nghề. Đó là điều mà tôi tiếc nuối nhất.

Còn với chú Trần Hạnh, chú là người đóng với tôi rất nhiều. Lối diễn của chú là lối diễn duy nhất, riêng biệt chỉ có chú có, không một người diễn viên nào có thể thay thế được. Bởi chú diễn giản dị như đời sống, không phải diễn viên nào cũng có được. Từ cách diễn của chú tôi học hỏi được rất nhiều điều. Trong cuộc sống, chú cũng rất giản dị, hoà đồng và hy sinh cho người khác, nhiều người gọi chú là bố cũng là vì thế.

Khi chú mất tôi xem lại phim “Vệt nắng cuối trời”, nhìn lại những phân đoạn tôi diễn cùng chú Hạnh và cố NSƯT Anh Dũng tôi cứ chảy nước mắt. Vì bây giờ những người nghệ sĩ tài giỏi, những người mà mình luôn kính nể cứ dần dần rời xa. Đó là sự thiệt thòi lớn cho sân khấu, điện ảnh và truyền hình Việt Nam, cho khán giả và cho những người làm nghề. Không biết đến bao giờ sân khấu và điện ảnh Việt Nam mới có được những nghệ sĩ tài hoa đến như vậy.

Hand, Plant, Sleeve, Organism, Tableware, Font

Chắc hẳn ai trong chúng ta cũng đều cảm thấy những mất mát trước sự ra đi của những người nghệ sĩ tài hoa, nhưng đó là quy luật khắc nghiệt của cuộc sống…

Chắc chắn rồi, nhưng để có được một nghệ sĩ giỏi không dễ. Người ta vẫn nói “thầy già con hát trẻ”, những người ở thế hệ chúng tôi chỉ muốn đem những kinh nghiệm của mình truyền lại cho thế hệ sau, muốn các bạn học được những kinh nghiệm chúng tôi đã gom góp được bao nhiêu năm. Những người nghệ sĩ giống như những con tằm chỉ biết nhả tơ, khi đã rút hết ruột gan cho các vai diễn thì chỉ mong mỏi được khán giả đón nhận và ghi nhận sự hy sinh của họ.

Đôi khi người nghệ sĩ có những vai diễn chưa tốt thì rất mong khán giả góp ý chân thành chứ đừng phủi hết công sức của họ. Tôi mong khán giả đừng vì lý do nào đó mà tẩy chay phim này, tẩy chay nghệ sĩ kia, điều ấy rất cực đoan và đôi khi điều đó làm những người nghệ sĩ dễ nản lòng, vì nghệ sĩ cũng là những con người mà, họ cũng có cuộc sống, có gia đình.

Dù biết là những nghệ sĩ rất bản lĩnh nhưng có thể những lời nói đôi khi cũng có những tác động ít nhiều đến tâm lý của họ?

Thực ra nghệ sĩ đích thực họ rất mong manh chứ không hề bản lĩnh đâu. Nghệ sĩ đến với khán giả bằng những nhân vật được xây dựng bằng những cảm xúc, họ sống thiên về cảm xúc hơn nên họ dễ đổ vỡ.

Vì thế nếu hiểu được họ thì nên thương và thông cảm chứ đừng nên có những góp ý mang tính phá bỏ, những điều đó khiến nhưng người nghệ sĩ rất dễ tổn thương, nếu là những nghệ sĩ đích thực.

Có vài người giống như "lạc" vào giới nghệ thuật và gây ra nhiều chuyện, tuy nhiên đó chỉ là con sâu làm rầu nồi canh, không phải là tất cả nghệ sĩ đều như thế.

Tôi luôn trân trọng hai từ “nghệ sĩ”, "diễn viên". Với tôi hai từ đó rất thiêng liêng và đáng trân trọng. Tôi chưa bao giờ nhận là mình vào showbiz mà tôi là một diễn viên. Tôi đã học bao nhiêu năm trong trường, làm nghề mấy chục năm khán giả mới biết đến tôi và tôi trân trọng những điều đó.

Cảm ơn NSND Lan Hương vì cuộc trò chuyện thú vị này!

Microphone, Fashion, Smile, Tie
Material property, Product, Font, Line, Red

Tổ chức sản xuất: Nguyễn Tuấn Anh

Biên tập: Thuỳ Linh

Video: Tuấn Anh - Phương Anh - Văn Thắng - Tô Thế

Ảnh: Phương Anh

Thiết kế: Nhật Huy - Hoàng Minh

Kỹ thuật đa phương tiện: Hoàng Minh