Lao Động
Lao Động eMagazine

Cô giáo 11 năm gõ cửa từng nhà vận động học sinh đến lớp

Cô giáo 11 năm gõ cửa từng nhà vận động học sinh đến lớp
Cô giáo 11 năm gõ cửa từng nhà vận động học sinh đến lớp

A Lưới - vùng cao của Thừa Thiên Huế, nơi khiến con người ta nhớ bởi những con dốc khúc khuỷu, những đoạn đèo quanh co và những mái nhà lọt thỏm giữa núi rừng mờ sương. Nơi vùng cao khó khăn ấy đã thôi thúc cô giáo trẻ Trương Thị Khánh Hòa - Trường THPT A Lưới, Thị trấn A Lưới, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế tận tâm cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Cô ý thức rõ trách nhiệm của mình là phải bồi dưỡng tri thức, làm chủ công nghệ, khắc phục những khó khăn bằng trí tuệ và lòng yêu nghề.

Cô giáo 11 năm gõ cửa từng nhà vận động học sinh đến lớp

Sinh ra và lớn lên trên chính mảnh đất quê hương A Lưới, hơn ai hết, cô Hòa hiểu rõ hoàn cảnh khó khăn, thiếu thốn của các em học sinh nơi đây. Cô thương nhiều em phải nhịn bữa sáng, phong phanh chiếc áo mỏng, quần lấm lem bùn đất đến trường trong những ngày mùa đông lạnh buốt. Cô hiểu các em học sinh dân tộc thiểu số gặp khó khi nói và nghe tiếng phổ thông. Cô đau đáu với những trăn trở làm thế nào để mang đến những kiến thức, kỹ năng sống tốt nhất cho các em học sinh trên dãy Trường Sơn hùng vĩ.

Cô giáo 11 năm gõ cửa từng nhà vận động học sinh đến lớp

Hơn 11 năm bám trường, bám lớp chăm lo cho sự nghiệp trồng người, giờ đây dấu chân cô giáo trẻ đã in đậm trên các bản làng vùng cao A Lưới. Cô Hòa đã đến từng làng, vào từng ngõ, gõ cửa từng nhà để vận động các em học sinh đến lớp. Bởi đa số học sinh đều là hộ nghèo và hộ cận nghèo, lại ở các xã xa xôi, gần biên giới, nhiều em đi học một buổi, hôm sau ở nhà để phụ giúp gia đình.

“Mỗi lần đến nhà học sinh lại có những câu chuyện đáng nhớ. Có lần tôi cùng các bạn trong ban cán sự lớp đến thăm một trường hợp nghỉ học nhiều. Cô và trò cùng đi, đường đi rất khó, có nhiều đoạn phải dắt bộ, đẩy xe mới có thể đi qua. Đi mãi đi mãi mới tới. Nhìn thấy ngôi nhà lọt thỏm giữa vùng đồi núi mà thấy thương vô cùng.

Lúc đó học sinh của tôi đã lên rẫy làm việc, chỉ có bà ở nhà. Hỏi chuyện mới biết, nhà quá xa, đường đi khó khăn, em với mẹ lại là lao động chính nên đành phải nghỉ học lên rẫy phụ giúp gia đình. Đến tận nơi, trông tận mắt mới cảm nhận được sự khốn khó của học sinh, tôi càng thương các em nhiều hơn.

Sau khi về, tôi đã kết nối với Hội chữ thập đỏ của trường và mua tặng em một chiếc xe đạp, con đường đến trường của em từ đó đã gần hơn” - cô Hòa bồi hồi.

Cô giáo 11 năm gõ cửa từng nhà vận động học sinh đến lớp
Cô giáo 11 năm gõ cửa từng nhà vận động học sinh đến lớp

Là giáo viên phụ trách bộ môn Ngữ Văn, cô Trương Thị Khánh Hòa luôn nỗ lực đổi mới, sáng tạo trong từng tiết dạy để học sinh có thể tiếp cận kiến thức thuận tiện nhất. Bởi khó khăn lớn của học sinh người đồng bào dân tộc thiểu số là nói và nghe tiếng phổ thông. Trong lúc dạy, cô Hòa kiên nhẫn giảng nhiều lần, nói chậm để các em hiểu rõ về nội dung.

Cô giáo trẻ rất tích cực học hỏi từ đồng nghiệp, tự tìm tòi để nâng cao trình độ chuyên môn. Cô đã tham gia “Thiết kế bài giảng điện tử” cấp Bộ và được chọn vào kho học liệu số của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Ở đơn vị công tác, cô Hòa tích cực hướng dẫn học sinh nghiên cứu khoa học, nhiều năm liền đạt giải cao cấp tỉnh.

Cô giáo 11 năm gõ cửa từng nhà vận động học sinh đến lớp
Cô giáo 11 năm gõ cửa từng nhà vận động học sinh đến lớp
Cô giáo 11 năm gõ cửa từng nhà vận động học sinh đến lớp

Không chỉ giỏi chuyên môn, cô Hòa còn là Ủy viên Ban chấp hành Công đoàn, Trưởng ban Nữ công, Ủy viên Ban chấp hành Đoàn trường. Vốn là người đồng bào dân tộc thiểu số, bản thân cô hiểu rằng các em học sinh nơi đây còn thiếu nhiều kỹ năng sống, còn rụt rè, hay mặc cảm. Vì vậy, cô cùng các tổ chức Đoàn, Hội trong trường mạnh dạn tổ chức các cuộc thi, hoạt động, buổi sinh hoạt Chi đoàn giúp các em hòa nhập, tiến bộ, sống có ích và biết yêu thương, san sẻ.

Cô Hòa cũng thành lập các câu lạc bộ âm nhạc gắn với bản sắc văn hoá đồng bào; các câu lạc bộ học tập, sáng tạo trẻ… lồng ghép nhiều kỹ năng, trải nghiệm, hoạt động ngoài giờ, vào các giờ chào cờ; tổ chức các cuộc thi giới thiệu, quảng bá về quê hương A Lưới như “A Lưới hot check in”, “Cuộc thi nét đẹp văn hoá A Lưới qua lăng kính thanh niên”… giúp học sinh hiểu và yêu hơn về văn hoá bản sắc dân tộc mình.

Cô giáo 11 năm gõ cửa từng nhà vận động học sinh đến lớp
Cô giáo 11 năm gõ cửa từng nhà vận động học sinh đến lớp
Cô giáo 11 năm gõ cửa từng nhà vận động học sinh đến lớp

Niềm tự hào lớn nhất của cô giáo trẻ người dân tộc Pa Kô là được đứng trên bục giảng, được cần mẫn chèo lái con thuyền tri thức cập bến. Những con đò ấy cứ âm thầm lặng lẽ suốt ngày đêm, bỏ lại sau lưng bao nỗi nhọc nhằn, cô kiên cường lái từng con đò tri thức cập bến thành công. Với cô Hòa, ánh mắt hồn nhiên trong sáng, tinh thần hiếu học của học sinh đã tiếp thêm nguồn động lực giúp cô cố gắng vượt qua mọi khó khăn, thực hiện nhiệm vụ giáo dục của mình.

Cô giáo 11 năm gõ cửa từng nhà vận động học sinh đến lớp

Hơn 11 năm gắn bó với nghề, điều mà cô Hòa tự hào nhất là tình cảm của các em học sinh dành cho cô cùng các giáo viên công tác tại đây. Mỗi mùa Hiến chương Nhà giáo, các em lại thập thò nơi cửa lớp, chờ cô giáo đi ngang qua, bạn xách đùm nếp than, bạn cầm bông hoa dại, bạn mang theo những búp măng… đến tặng cô giáo. Có bạn hồn nhiên nói nhà em không có gì, chúng em xin hát tặng cô nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20.11.

Cô giáo 11 năm gõ cửa từng nhà vận động học sinh đến lớp

Là người đồng bào Pa Kô, sinh ra, lớn lên và được công tác ngay trên quê hương của mình, với cô Hòa đó là điều rất may mắn và tự hào. Mong ước lớn nhất của cô cũng như các thầy cô giáo đang công tác nơi vùng cao A Lưới là lan tỏa dự án “Trường học hạnh phúc”.

Cô ước mong có thể đưa mô hình này đi vào hoạt động không chỉ riêng tại Trường THPT A Lưới mà tất cả các trường trên địa bàn huyện - nơi học sinh còn nhiều khó khăn. Cô mong ước toàn thể học sinh được học tập, các thầy cô giáo được cống hiến trong môi trường thực sự hạnh phúc và tràn ngập yêu thương.

Cô giáo 11 năm gõ cửa từng nhà vận động học sinh đến lớp
Cô giáo 11 năm gõ cửa từng nhà vận động học sinh đến lớp