HIỆN NAY CÓ KHÔNG ÍT NHỮNG NGHỆ SĨ ẢO TƯỞNG VỊ THẾ CỦA BẢN THÂN, TỰ PHONG ÔNG HOÀNG BÀ CHÚA HAY SẴN SÀNG GIẬN DỖI, ĐÁP TRẢ KHI NHẬN PHẢI NHỮNG LỜI CHÊ BAI TỪ CÔNG CHÚNG. VÌ ĐÂU NHỮNG NGHỆ SĨ NÀY CÓ XU HƯỚNG TƯ TƯỞNG NHƯ VẬY?
Từ đầu năm 2023 đến nay, showbiz Việt ồn ào và gây tranh cãi khi câu chuyện “Cái tát của mẹ” -
ám chỉ những khán giả chê chương trình Táo quân chưa dứt thì mới đây, một nam ca sĩ nổi tiếng
công bố dự án phim mang tên “Hào quang rực rỡ - The King” nói về tiểu sử cuộc đời của mình.
Qua sự việc, dư luận bày tỏ nhiều ý kiến phản đối và cho rằng, nghệ sĩ này đang ngộ nhận khi tự
phong mình là “vua”. Không ít khán giả tỏ ra nghi ngờ về sự thật giả, phủ đầy chiêu trò và toan
tính để hút người xem.
Cũng trong sự kiện này, màn phát ngôn đầy hờn dỗi kèm nước mắt từ một đạo diễn kiêm MC nổi tiếng
khác đã gây phản ứng mạnh mẽ: “Đời nghệ sĩ khó nuốt hơn quý vị nghĩ nhiều. Ai thích tiền, muốn
nếm hào quang thì hãy nếm đi để biết nó là cái gì".
Phải chăng hiện nay, có những nghệ sĩ khi ở đỉnh cao của tiền tài, danh vọng lại sinh ra ảo
tưởng, quyền lực, tự đặt bản thân ở một vị trí cao hơn khán giả? Để làm rõ vấn đề này, Báo Lao
Động có cuộc trao đổi với PGS.TS Trịnh Hòa Bình - Giám đốc Trung Tâm Dư luận xã hội (Viện Xã hội
học Việt Nam).
Thưa PGS.TS Trịnh Hòa Bình, những sự kiện nêu trên đang cho thấy điều gì? Phải chăng một bộ phận
nghệ sĩ hiện nay có chút tên tuổi đã quen được khen và ảo tưởng về giá trị bản thân trước công
chúng?
Thực tế vẫn có những nghệ sĩ đang bị “ru ngủ” trước sự cưng chiều từ fan hâm mộ, dẫn đến bản
thân ngộ nhận vào khả năng, suy nghĩ lệch lạc giá trị về vị thế một cách cảm tính.
Khi công chúng quá dễ dãi và hạ chuẩn các giá trị, thì cũng là lúc họ dễ bị sa đà thái quá, sùng
bái tin tưởng nghệ sĩ một cách mù quáng.
Có một số nghệ sĩ than thở về chuyện cống hiến khi lao động nghệ thuật, hay phản ứng lại dư luận
vì bị chê bai. Có quan điểm cho rằng, nghệ sĩ là một nghề mang lại hào quang, sự nổi tiếng thuận
lợi mà lại hái ra tiền và nghệ sĩ được trả lương bởi công chúng nên họ có quyền nhận xét. Ông
đánh giá thế nào về quan điểm này?
- Đã tham gia hoạt động nghệ thuật thì mọi nghệ sĩ đều phải nỗ lực, vất vả cống hiến và hi sinh
mới hi vọng đạt thành tựu trong nghề. Có những người chạm tới hào quang, nhưng cũng có nhiều
người dù rất nỗ lực nhưng chưa đạt tới tầm mức cống hiến, chưa thể tỏa sáng.
Người bình thường khi bị chê bai đã khó tiếp nhận thì những người hoạt động nghệ thuật lại càng
khó hơn. Một trong những thước đó chính về giá trị nghệ thuật do người nghệ sĩ tạo ra lại đến
công chúng. Nên họ hoàn toàn có quyền được nhận xét hoặc khen chê, quan trọng vẫn là cách tiếp
nhận từ mỗi nghệ sĩ.
Một khi nghệ sĩ nhìn nhận rằng mình là “khuôn vàng thước ngọc”, là đỉnh cao, khán giả chỉ được
quyền tin tưởng và mến mộ nhưng không có quyền phê phán thì đó là một sự nhìn nhận hoàn toàn sai
lầm.
Với câu chuyện dự án phim sắp ra mắt tự khắc họa bản thân của nam ca sĩ nổi tiếng với cái tên
đầy hào nhoáng: “Hào quang rực rỡ - The King”, ngay sau khi vấp phải phản ứng từ dư luận tên
phim đã lược bỏ cụm từ nhạy cảm. Nhiều người cho rằng, đây chỉ là chiêu trò gây chú ý của nghệ
sĩ và ê-kip sản xuất. Quan điểm của ông thế nào về ý kiến này?
Tuy nhiên sự kiện này cũng không loại trừ khả năng sử dụng chiêu trò để thu hút dư luận. Có một
thực tế rằng càng gây ra tranh cãi, nghệ sĩ càng nổi tiếng và nhận được sự quan tâm.
Nếu nghệ sĩ cống hiến để đạt được đỉnh cao trong nghề thì đó là giá trị “cộng”. Tuy nhiên, việc
đưa ra những chiêu trò, toan tính thay vì nỗ lực, sử dụng tâm sức, trí tuệ thì kết quả có được
cũng tạo ra sự nổi tiếng - đây là giá trị “âm”. Nếu xét về mặt giá trị tuyệt đối thì vẫn là như
nhau. Ví dụ, số “-5” và “+5” đều cho giá trị tuyệt đối là 5 cả.
Vì điều này, có những người đã chấp nhận nổi tiếng nhờ scandal, chiêu trò truyền thông.
Vậy những nghệ sĩ luôn gắn liền với ồn ào, tranh cãi, thường xuyên trở thành tâm điểm truyền
thông, chúng ta nên nhìn nhận vấn đề này như thế nào? Vì họ quá nổi tiếng nên công chúng quan
tâm, chú ý hay do vấn đề phát sinh từ chính bản thân họ?
Lời nói, ngôn ngữ là biểu hiện của tư duy, đồng thời phản ánh phần nào phong cách, lối sống,
phẩm giá, đức hạnh của một con người. Nghệ sĩ là người có sức ảnh hưởng lớn đến công chúng, nhất
là giới trẻ - những người luôn có niềm tin, sự kỳ vọng vào người nghệ sĩ. Vì thế khán giả cũng
có quyền yêu cầu nghệ sĩ chuẩn mực trong các hành vi, hoạt động của mình.
Phải chăng khán giả mà ở đây là những người hâm mộ đến mù quáng là một trong những nguyên nhân
chính dẫn đến tư tưởng của nghệ sĩ bị lệch lạc, ngộ nhận về giá trị bản thân thưa ông?
- Tôi cho rằng có sự tương hỗ hai chiều. Chúng ta không phủ nhận ở đây có sự vuốt ve, chiều
chuộng từ một bộ phận công chúng, các fan hâm mộ của nghệ sĩ. Nhưng suy cho cùng, bản thân mỗi
nghệ sĩ cần phải tự ý thức được mình đang ở đâu.
Người nghệ sĩ chân chính sẽ phải đo được vị trí, vai trò và ảnh hưởng của bản thân đối với cộng
đồng thay vì ngộ nhận khả năng từ một cộng đồng nhỏ tung hô quá mức. Bởi cộng đồng fan hâm mộ
hiện nay cũng có những nơi biểu hiện sa đà thái quá đến mức lệch lạc.
Vậy đâu là thứ cám dỗ nhất, khiến người nghệ sĩ dễ trở nên sa ngã, tư tưởng, hành vi dễ lệch lạc
trong môi trường nghệ thuật đầy hào nhoáng như hiện nay?
- Hào quang và tiền tài mang lại cho con người cảm giác của sự thừa nhận và đỉnh cao. Khi nghệ
sĩ đứng trước đông đảo người tung hô, chiều chuộng và bị chi phối tâm lý bởi ánh đèn sân khấu sẽ
mang lại cho người trải nghiệm cảm giác được là duy nhất, mọi người phải im lặng lắng nghe và
quan sát mình.
Vậy chúng ta cần định nghĩa về hào quang nghệ sĩ thế nào cho đúng? Nghệ sĩ có cần phải quá hào nhoáng, xa hoa thì mới có hào quang hay không khi xung quanh ta vẫn có những người nghệ sĩ âm thầm cống hiến, hoạt động tích cực và mang lại những giá trị nhân văn cao cho cộng đồng?
Còn những nghệ sĩ sử dụng chiêu trò, toan tính đương nhiên sẽ không thể qua mắt công chúng mãi
được. Lạm dụng các câu chuyện giật gân, thêu dệt thật giả để nổi tiếng sẽ là cách nhanh nhất để
nghệ sĩ tự nhấn chìm tên tuổi của mình trong lòng người hâm mộ.
Ngạo mạn, ngông cuồng, tự cho giá trị bản thân cao hơn người khác là dấu hiệu của việc bị ảo
vọng che mờ. Nó sẽ dễ dàng khiến nhận thức, hành vi của chúng ta sai lệch. Đặc biệt là với những
người nghệ sĩ, những người mang trên mình hào quang mà công chúng đã gửi gắm họ.
Cảm ơn những chia sẻ của PGS.TS Trịnh Hòa Bình!