Lao Động
Lao Động eMagazine

Nguyên nhân khiến Hà Nội "vẫn loay hoay" trước những cuộc khủng hoảng

Nguyên nhân khiến Hà Nội "vẫn loay hoay" trước những cuộc khủng hoảng
Nguyên nhân khiến Hà Nội "vẫn loay hoay" trước những cuộc khủng hoảng

Mặc dù có đến 17 khu xử lý rác trong quy hoạch, nhưng đến nay, Hà Nội chỉ có ba điểm đang hoạt động là Khu liên hợp xử lý chất thải Nam Sơn, Khu xử lý chất thải rắn Xuân Sơn và Khu xử lý chất thải Cầu Diễn. Trong những năm gần đây, vấn đề ô nhiễm rác và tình trạng quá tải tại các bãi rác ở Thủ đô hơn chín triệu dân, chất thải rắn sinh hoạt phát sinh khoảng 7.000 tấn/ngày đêm đang ngày càng trở nên nghiêm trọng.

Nguyên nhân khiến Hà Nội "vẫn loay hoay" trước những cuộc khủng hoảng

Giữa tuần qua, người dân nội đô Hà Nội lại phải đối mặt với tình trạng rác thải ùn ứ ngay tại các khu dân cư, khu sinh hoạt. Nguyên do của sự việc trên do Khu liên hợp xử lý chất thải Nam Sơn (huyện Sóc Sơn) tạm dừng tiếp nhận rác để xử lý, tránh sự cố tràn nước tại các hồ chứa rác.

Nguyên nhân khiến Hà Nội "vẫn loay hoay" trước những cuộc khủng hoảng

Sự cố trên dù chỉ diễn ra trong một thời gian ngắn, song đã khiến không ít người dân cảm thấy bất tiện. Còn công nhân môi trường cũng có những ngày làm việc rất vất vả để thu gom, phân luồng rác thải về nơi tập kết tạm thời.

Chị Nguyễn Thị Bình (công nhân môi trường Công ty CP Môi trường và Dịch vụ đô thị Vĩnh Yên) làm việc trên tại khu vực phường Nghĩa Tân, Cầu Giấy than thở, trong thời gian bãi rác tạm ngừng tiếp nhận (từ 1-3.11), khối lượng rác bị quá tải do rác từ ca đêm không được chuyển đi dẫn đến ùn ứ sang sáng ngày hôm sau. Lượng rác thải gia tăng theo từng giờ.

“Kíp làm việc của chúng tôi những ngày đó phải huy động lên đến 12 người để đẩy nhanh tiến độ thu gom. Nhưng công nhân luôn phải chờ đợi xe đến để đưa rác đi. Ngày thường mỗi buổi chỉ khoảng 5 xe đẩy rác, song khi có sự cố chúng tôi đã xử lý đến 15 xe đẩy rác chỉ trong một buổi. Khi đó, chỉ cần sự cố bãi rác kéo dài thêm ngày nào thì lượng rác tồn đọng sẽ còn tiếp tục tăng cao ngày đó”, chị Bình nói.

Nguyên nhân khiến Hà Nội "vẫn loay hoay" trước những cuộc khủng hoảng

Còn chị Nguyễn Thị Ngân (Công ty CP Môi trường và Dịch vụ đô thị Vĩnh Yên) cho biết, bắt đầu từ sáng 2.11, rác được tập kết trên các con hẻm, ngõ phố bắt đầu nhiều. Để hạn chế mùi hôi, nhân viên công ty môi trường phải dùng cả bạt để che chắn và rắc vôi bột để khử mùi.

“Thời điểm xảy ra sự cố, ngày nào chúng tôi cũng phải canh trên đường Nguyễn Phong Sắc để chờ xe đến giải quyết số rác thải tồn đọng. Rác thải sinh hoạt ngày nào cũng phải vận chuyển đi vì chỉ để lại qua đêm là mùi hôi thối bốc lên kèm nước đen chảy ra đường".

Nguyên nhân khiến Hà Nội "vẫn loay hoay" trước những cuộc khủng hoảng

Đây không phải lần đầu Hà Nội chịu cảnh rác thải bủa vây trên nhiều tuyến phố nội đô. Bởi trong những năm qua, hình ảnh hàng loạt tuyến đường như Xuân Thủy, Quan Hoa, Nguyễn Khang (quận Cầu Giấy), Đào Tấn (Ba Đình), đường qua Cung thể thao Điền kinh Mỹ Đình... trở thành các "núi rác" bất đắc dĩ dài hàng trăm mét đã không còn xa lạ với người dân Thủ đô.

Đơn cử như người dân phường Yên Phụ (Tây Hồ) thường xuyên phải sống chung với bầu không khí ô nhiễm nồng nặc của những đống rác thải khổng lồ tại 1 số điểm tập kết. Núi rác chềnh ềnh giữa đường bốc mùi hôi thối, ruồi nhặng bu đầy trên những đống rác thải ngay trước cửa nhà dân.

Thường xuyên chịu đựng cảnh rác thải bốc mùi hôi thối ngay trước cửa nhà, bà Thạch Phương Hoa (ở khu vực Hồng Hà, quận Tây Hồ) cho biết: “Rác cứ đổ tràn ra gây ách tắc và ô nhiễm kinh khủng. Mùi thối nồng nặc, đi ra ngoài nhiều khi đeo 2 lớp khẩu trang mà vẫn ngửi rõ mùi. Gia đình thường xuyên phải đóng cửa để hút mùi”.

Nguyên nhân khiến Hà Nội "vẫn loay hoay" trước những cuộc khủng hoảng

Còn ông Bùi Hữu Ất (sinh năm 1955, trú tại Tổ dân phố Hạnh, phường Tây Mỗ, quận Nam Từ Liêm) phản ánh, rác ngập ngụa trước cửa nhà nhưng không có xe chở rác, không có công nhân vệ sinh môi trường thu gom rác. Chính điều này đã dẫn đến việc ùn ứ, xuất hiện bãi rác ngày càng lớn, gây ảnh hưởng đến cuộc sống của các hộ dân xung quanh.

Điều này làm cho gia đình ông luôn luôn phải đóng cửa bởi mùi của đống rác này bốc lên rất khó chịu. Bên cạnh đó, ông Ất và những hộ dân xung quanh cũng thường xuyên phải phun thuốc, bơm nước để hạn chế ruồi muỗi.

Nguyên nhân khiến Hà Nội "vẫn loay hoay" trước những cuộc khủng hoảng

Không chỉ gặp sự cố, tình trạng quá tải rác làm ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường, chất lượng sống của người dân quanh khu vực hai điểm xử lý rác thải lớn nhất Hà Nội (bãi rác Nam Sơn và bãi rác Xuân Sơn) cũng đang là một vấn đề nan giải. Đặc biệt tại bãi rác Nam Sơn đã khiến hàng trăm hộ dân trong khu vực bị ảnh hưởng bán kính 500m nhiều lần chặn xe rác vào bãi.

Đỉnh điểm ngày 23.10.2020, ngay sau khi Phó Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Nguyễn Thế Hùng xuống kiểm tra công trường, làm việc với các đơn vị có liên quan về tiến độ Dự án Khu Liên hiệp xử lý rác thải Nam Sơn (giai đoạn 2), thì người dân hai xã Nam Sơn và Hồng Kỳ (Sóc Sơn) lại dựng lều bạt, mang chăn chiếu ra canh trực, ngăn xe vận chuyển rác vào khu xử lý.

Nguyên nhân khiến Hà Nội "vẫn loay hoay" trước những cuộc khủng hoảng

Thời điểm đó là lần thứ 2 trong năm 2020 và lần thứ 15 người dân chặn xe chở rác vào khu liên hợp xử lý chất thải Nam Sơn kể từ năm 1999.

Đến chiều 30.10.2020, Thường trực Thành ủy Hà Nội đã tổ chức buổi đối thoại với nhân dân các xã Hồng Kỳ, Nam Sơn, Bắc Sơn trong vùng ảnh hưởng môi trường của bãi rác Nam Sơn.

Phát biểu tại đây, ông Lê Văn Hộ (trú tại thôn Đông Hạ, xã Nam Sơn) đại diện cho nhiều người dân cho biết, từ khi bãi rác Nam Sơn đi vào hoạt động (từ 1999), đã có 15 lần người dân chặn xe vào bãi rác.

Theo ông Hộ, những lần chặn xe trước đây chỉ đơn thuần là do bãi rác ô nhiễm quá sức chịu đựng của người dân. Còn những lần chăn xe rác gần đây là do sự hứa hẹn của thành phố với người dân không được thực hiện.

Nguyên nhân khiến Hà Nội "vẫn loay hoay" trước những cuộc khủng hoảng

Ông Hộ cũng đưa ra những con số đáng báo động, từ năm 1999 đến 2005, cả xã Nam Sơn chỉ có hai người chết do ung thư, nhưng từ năm 2005 đến thời điểm tổ chức buổi đối thoại đã có trên 100 người. Ngay thôn Đông Hạ nơi ông Hộ sinh sống (thôn bé nhất xã Nam Sơn) cũng có 22 người bị ung thư, trong đó đã có 13 người chết, 9 người đang chạy chữa.

“Có nhà tới bốn người chết vì ung thư. Ngay nhà tôi có năm anh em bị ung thư trong đó ba người chết rồi, còn hai người đang chờ ra đi. Bản thân tôi không bao giờ hút thuốc nhưng cũng bị ung thư phổi giai đoạn 3, bác sĩ đã bó tay trả về nhà rồi. Chúng tôi già rồi, nhưng con cháu sau này thì sao? Tôi đề nghị thành phố cố gắng lo cho dân, bởi vì chúng ta là cán bộ của dân, do dân và vì dân”- ông Hộ nghẹn ngào kiến nghị.

Theo người dân sống quanh bãi rác Nam Sơn, cuộc sống của họ gặp rất nhiều khó khăn, luôn phải sống chung với tình trạng ô nhiễm do bãi rác này gây ra và tiến độ thực hiện dự án di dân vùng ảnh hưởng từ môi trường bãi rác trong phạm vi 500m chậm trễ. Cực chẳng đã người dân mới chặn xe như vậy.

Nguyên nhân khiến Hà Nội "vẫn loay hoay" trước những cuộc khủng hoảng

Chỉ tính riêng những năm gần đây, người dân đã liên tục chặn xe chở rác vào tháng 5.2016; tháng 7, tháng 10 năm 2017; tháng 7 năm 2018; tháng 1, tháng 7 và tháng 9 năm 2019 và mới nhất là vào tháng 7 cùng tháng 10 năm 2020.

Sau mỗi lần xảy ra sự cố, lãnh đạo TP.Hà Nội đưa ra những hứa hẹn, cam kết, nhận trách nhiệm và đưa ra mốc thời gian giải quyết vụ việc. Cùng với đó là chỉ đạo các cấp, các ngành và huyện Sóc Sơn trong việc tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, giải quyết kiến nghị của người dân.

Nguyên nhân khiến Hà Nội "vẫn loay hoay" trước những cuộc khủng hoảng

Theo Phó Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội Nguyễn Thế Công, khu liên hợp xử lý chất thải Nam Sơn thực hiện tiếp nhận, xử lý rác thải cho 12 quận nội thành và 5 huyện gồm Mê Linh, Sóc Sơn, Thanh Trì, Gia Lâm, Đông Anh. Khối lượng tiếp nhận trung bình khoảng 5.000 - 5.500 tấn/ngày, xử lý bằng phương pháp chôn lấp. Tuy nhiên, khối lượng tiếp nhận trên vượt công suất thiết kế của khu xử lý.

Ngoài ra, công tác quản lý, vận hành gặp nhiều khó khăn như chậm tiến độ hoàn thành Nhà máy điện rác Sóc Sơn (do Công ty CP Năng lượng môi trường Thiên Ý Hà Nội làm chủ đầu tư); chậm tiến độ hoàn thành các ô chôn lấp khu phía Bắc (37,37 ha) của Dự án đầu tư xây dựng Khu Liên hợp xử lý chất thải Nam Sơn, giai đoạn 2; chậm tiến độ giải phóng mặt bằng dự án vùng ảnh hưởng môi trường của khu xử lý và dự án khu xử lý giai đoạn 3.

Nguyên nhân khiến Hà Nội "vẫn loay hoay" trước những cuộc khủng hoảng

Hiện nay, khu xử lý có 4 trạm xử lý nước rác, tuy nhiên chỉ có 2 trạm xử lý của Công ty Minh Đức và Trạm xử lý của Công ty Trí Lâm còn hoạt động, chỉ đảm bảo thực hiện được lượng nước rác phát sinh hàng ngày tại khu xử lý, chưa đảm bảo xử lý hết nước rác phát sinh trong mùa mưa.

Còn lại 2 trạm xử lý của Liên doanh Phú Điền-SFC, Công ty Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Hà Nội (Urenco) dừng hoạt động nhiều ngày dẫn đến tăng nước rác tồn và không giải phóng được các ô lưu chứa để đổ rác. Vì vậy, dẫn đến tình trạng thiếu vị trí để chôn lấp rác cũng như lưu chứa nước rác.

Theo kế hoạch của Sở Xây dựng Hà Nội, khối lượng rác chôn lấp tại bãi Nam Sơn năm 2021 là 704.085 tấn; năm 2022 là 920.530 tấn. Khối lượng rác thải còn lại được xử lý tại nhà máy đốt rác Thiên Ý (công suất 4.000 tấn/ngày).

Tuy nhiên, do Nhà máy đốt rác phát điện Thiên Ý đến nay chưa rõ thời điểm đưa vào vận hành chính thức, dẫn đến bãi Nam Sơn luôn trong tình trạng quá tải, khiến đơn vị vận hành phải tiếp nhận vượt kế hoạch 76% tổng khối lượng được giao năm 2021.

Nguyên nhân khiến Hà Nội "vẫn loay hoay" trước những cuộc khủng hoảng

Tương tự bãi rác Nam Sơn, Khu xử lý chất thải rắn Xuân Sơn (Bãi rác Xuân Sơn, thị xã Sơn Tây) cũng đang gặp nhiều khó khăn, tiềm ẩn nguy cơ về sự cố rác thải.

Cụ thể, ngày 6.10, bãi rác này đã phải dừng tiếp nhận rác thải do sự cố tràn nước thải tương tự. Đây là bãi tiếp nhận xử lý rác cho 13 huyện, thị xã.

Ông Nguyễn Thanh Hà – Giám đốc Chi nhánh Xuân Sơn (Công ty TNHH MTV Môi trường Đô thị Hà Nội - Urenco) – đơn vị vận hành bãi rác Xuân Sơn cho biết, hiện nay, bãi rác Xuân Sơn đang tồn đọng khoảng 52.813m3 nước rỉ rác.

Trong thời gian vừa qua, do ảnh hưởng của mưa bão, đặc biệt là việc trạm xử lý nước rác của Công ty CP Môi trường và Công trình Đô thị Sơn Tây dừng hoạt động do sự cố đã khiến các hồ chứa không còn khả năng lưu chứa thêm bởi mực nước tại các hồ đều đã vượt ngưỡng an toàn.

Nguyên nhân khiến Hà Nội "vẫn loay hoay" trước những cuộc khủng hoảng

Theo ông Hà, hiện Hà Nội đang trong thời gian cuối mùa mưa bão, diễn biến thời tiết bất thường, khối lượng rác tiếp nhận trung bình mỗi ngày là 1.400 tấn, trong khi công suất xử lý của đơn vị chỉ khoảng 700 tấn/ngày đêm. Trong điều kiện hạ tầng kỹ thuật phục vụ công tác xử lý lưu chứa nước rác không đảm bảo, nguy cơ xảy ra các sự cố chất thải như vỡ bờ bao các hồ lưu chứa nước rác, rò rỉ, tràn nước rác ra môi trường đang hiện hữu.

Nguyên nhân khiến Hà Nội "vẫn loay hoay" trước những cuộc khủng hoảng

Theo báo cáo của UBND TP.Hà Nội tháng 1.2020 đánh giá, việc rác thải sinh hoạt được phân luồng tập trung chủ yếu về hai khu xử lý Nam Sơn và Xuân Sơn gây quá tải, quãng đường vận chuyển xa, tăng chi phí, tăng nguy cơ rơi vãi nước rác, gây ô nhiễm môi trường trong quá trình vận chuyển và xử lý, ảnh hưởng đến cuộc sống người dân.

Nguyên nhân khiến Hà Nội "vẫn loay hoay" trước những cuộc khủng hoảng

Được biết, nhằm giải quyết tình trạng cấp bách, khó khăn trong xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn thành phố trong điều kiện các khu chôn lấp hợp vệ sinh không còn khả năng tiếp nhận rác, các khó khăn trong xử lý nước rác, đảm bảo vệ sinh môi trường trên địa bàn, TP.Hà Nội đã phê duyệt, triển khai nhiều dự án nhà máy xử lý chất thải theo hướng hiện đại, biến rác thành tài nguyên. Thế nhưng, đến thời điểm này, các dự án được coi là “cứu cánh” cho vấn nạn trên vẫn giậm chân tại chỗ vì nhiều lý do khác nhau.

Cụ thể, theo quy hoạch xử lý chất thải rắn của Thủ đô đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Hà Nội sẽ có 17 khu xử lý chất thải rắn, trong đó có xử lý chất thải sinh hoạt.

Tuy nhiên, mới chỉ có 3 khu xử lý chất thải sinh hoạt có thể hoạt động là Khu liên hợp xử lý chất thải Nam Sơn; Khu xử lý chất thải rắn Xuân Sơn ở thị xã Sơn Tây và Khu xử lý chất thải Cầu Diễn, quận Nam Từ Liêm.

Nguyên nhân khiến Hà Nội "vẫn loay hoay" trước những cuộc khủng hoảng

Có 4 khu xử lý được UBND TP.Hà Nội chấp thuận chủ trương đầu tư đã dừng hoặc chậm triển khai, gồm có: Khu xử lý Đông Lỗ huyện Ứng Hòa (ô chôn lấp đã đầy, UBND thành phố đã dừng triển khai dự án); Khu xử lý Lại Thượng, huyện Thạch Thất (dự án chậm triển khai, UBND huyện Thạch Thất đề xuất làm trạm trung chuyển); Khu xử lý Núi Thoong, huyện Chương Mỹ; Châu Can, huyện Phú Xuyên (Sở Kế hoạch và Đầu tư đang tiến hành thanh tra tiến độ đầu tư dự án).

Đáng chú ý, dự án Đầu tư Khu xử lý rác thải huyện Đông Anh do Công ty CP Xây dựng Công nghiệp và Thương mại Thành Quang được thành phố cấp Giấy chứng nhận đầu tư lần đầu tháng 11.2011. Dự án đã xây dựng hoàn thiện nhưng không thể vận hành do vấn đề kỹ thuật.

Nguyên nhân khiến Hà Nội "vẫn loay hoay" trước những cuộc khủng hoảng

Mới đây, ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) đã có thông báo về việc lựa chọn tổ chức bán đấu giá khoản nợ của Công ty CP Đầu tư Thành Quang. Trong đó, giá trị khoản nợ của đơn vị này là hơn 680 tỉ đồng (đã bao gồm cả tài sản của dự án xử lý rác).

Hai dự án xử lý rác công nghệ cao được kỳ vọng là Nhà máy xử lý rác công suất 1.000 tấn/ngày của Liên danh Tập đoàn T&T và Hitachi Zosen, Nhà máy xử lý rác công suất 500 tấn/ngày của Cty TNHH Indovin Power đến nay vẫn chưa được triển khai. Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội đã đề xuất UBND thành phố để thu hồi dự án theo quy định.

Đại diện Sở Xây dựng cho biết, một số dự án xử lý chất thải chậm tiến độ là do quy hoạch xử lý chất thải rắn chưa xác định cụ thể ranh giới, phạm vi, hành lang bảo vệ môi trường nên còn khó khăn trong công tác quản lý sử dụng đất theo quy hoạch, giải phóng mặt bằng thực hiện dự án.

Theo một số chuyên gia môi trường, từ những vấn đề đã và đang tồn tại có thể thấy rõ, chính vì công nghệ xử lý chôn lấp dễ gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến cuộc sống người dân chung quanh các khu xử lý. Bên cạnh đó, việc phụ thuộc vào chỉ hai khu xử lý chất thải đã bị quá tải là bãi rác Nam Sơn và bãi Xuân Sơn, khiến “số phận” rác thải sinh hoạt nội đô của Hà Nội luôn trong tình trạng bấp bênh.

Nguyên nhân khiến Hà Nội "vẫn loay hoay" trước những cuộc khủng hoảng

Để khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường tại các bãi rác cũng như chống quá tải cho các ô chôn lấp, Hà Nội cần thực hiện nhiều giải pháp, trong đó có cả cấp bách và lâu dài để từng bước giảm áp lực cho đầu ra của rác thải, hướng tới môi trường Thủ đô xanh, sạch, đẹp.

Giải pháp được nhắc đến nhiều là đầu tư xây dựng các nhà máy xử lý rác. Nhiều dự án nhà máy rác quy mô lớn, đi đầu về công nghệ được kỳ vọng giúp đầu ra của rác thải sẽ đỡ bấp bênh. Song, TP.Hà Nội dường như chưa thực sự rốt ráo về phương án xử lý rác thải. Bằng chứng là nhiều dự án xử lý rác thải vẫn ì ạch, chưa đi vào hoạt động để “chia lửa” với 2 bãi rác Nam Sơn và Xuân Sơn.

TIN LIÊN QUAN

LĐO | 10/11/2021 | 07:00