Lao Động
Lao Động eMagazine

“PHÁ RÀO” ĐƯA CON TÔM VÀO ĐẤT LÚA , HÀNG TRIỆU NÔNG DÂN “SỐNG KHỎE”

“PHÁ RÀO” ĐƯA CON TÔM VÀO ĐẤT LÚA , HÀNG TRIỆU NÔNG DÂN “SỐNG KHỎE”
Anh Phạm Văn Giám, xã Ninh Hoà, huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu. Nhờ vào mô hình lúa thơm - tôm sạch mà tôi không còn ý định đi Bình Dương nữa.
“PHÁ RÀO” ĐƯA CON TÔM VÀO ĐẤT LÚA , HÀNG TRIỆU NÔNG DÂN “SỐNG KHỎE”
Anh Phạm Văn Giám, xã Ninh Hoà, huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu. Nhờ vào mô hình lúa thơm - tôm sạch mà tôi không còn ý định đi Bình Dương nữa.

Mô hình lúa - tôm đã thật sự thành công tại ĐBSCL. Gần đây, khi các giống lúa thơm, đặc biệt là dòng ST được gieo trồng thành công tại mô hình này đã giúp cho hàng triệu nông dân ĐBSCL “sống khỏe”. Dù vậy ít ai biết rằng, cách đây hơn 20 năm, những người đưa con tôm vào đồng lúa được cho là “phá rào”, là làm ảnh hưởng đến an ninh lương thực.

“PHÁ RÀO” ĐƯA CON TÔM VÀO ĐẤT LÚA , HÀNG TRIỆU NÔNG DÂN “SỐNG KHỎE”

Sự kiện được cho là chấn động tại ĐBSCL vào năm 1998, hàng ngàn người dân thuộc hai tỉnh Cà Mau và Bạc Liêu cùng nhau phá đập ngăn mặn giữ ngọt Láng Trâm, xã Tân Thạnh, thị xã Giá Rai, Bạc Liêu. Mục đích của người dân là mong muốn có nước mặn để nuôi tôm vì đất trồng lúa kém hiệu quả.

Ông Đỗ Minh Thắng, Chủ tịch UBND Thị xã Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu nhớ lại: “Lúc đó tôi đang làm Chủ tịch UBND xã Tân Thạnh. Bà con kéo đến đông lắm, giải thích cách nào dân cũng không nghe. Yêu cầu của họ là chính đáng, nhưng chủ trương của tỉnh lúc bấy giờ là giữ và phát triển đất lúa nên tôi báo cáo ngay cho huyện, tỉnh”.

“PHÁ RÀO” ĐƯA CON TÔM VÀO ĐẤT LÚA , HÀNG TRIỆU NÔNG DÂN “SỐNG KHỎE”
“PHÁ RÀO” ĐƯA CON TÔM VÀO ĐẤT LÚA , HÀNG TRIỆU NÔNG DÂN “SỐNG KHỎE”
“PHÁ RÀO” ĐƯA CON TÔM VÀO ĐẤT LÚA , HÀNG TRIỆU NÔNG DÂN “SỐNG KHỎE”
“PHÁ RÀO” ĐƯA CON TÔM VÀO ĐẤT LÚA , HÀNG TRIỆU NÔNG DÂN “SỐNG KHỎE”

Ông Nguyễn Văn Thanh, nông dân xã Phong Tân, thị xã Giá Rai kể: “Thật ra chúng tôi đã cho khoan giếng nước đến tầng mặn rồi ngưng. Biết làm thế là sai, nhưng để có nước mặn nuôi tôm chúng tôi lén lút làm vậy. Tất cả cũng chỉ vì muốn kinh tế gia đình phát triển thôi”.

Ngày 6.11.2021, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 173 cho phép Chủ tịch UBND chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả sang các loại cây trồng, vật nuôi khác. Đây là quyết định được cho là “cởi trói” cho việc “xé rào” đưa con tôm vào đất quy hoạch trồng lúa.

Năm 2001, tỉnh Bạc Liêu bắt đầu tổ chức sản xuất mô hình tôm – lúa. Hiệu quả bước đầu mang lại từ mô hình này khá cao so với độc canh cây lúa nên tốc độ tăng diện tích sản xuất tôm – lúa trong giai đoạn này khá nhanh, sau 20 năm từ 5.851ha sản xuất ban đầu đã tăng lên 39.578ha vào năm 2020 và tăng gấp gần 6,8 lần so với năm 2001.

“PHÁ RÀO” ĐƯA CON TÔM VÀO ĐẤT LÚA , HÀNG TRIỆU NÔNG DÂN “SỐNG KHỎE”
“PHÁ RÀO” ĐƯA CON TÔM VÀO ĐẤT LÚA , HÀNG TRIỆU NÔNG DÂN “SỐNG KHỎE”
Người dân huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau cấy lúa tôm lúc mô hình mới phát triển, nhiều năm cây lúa không sống được do thuỷ lợi chưa hoàn chỉnh.

Ông Phạm Văn Thiều, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu, nhìn nhận: Trong chuyển dịch cơ cấu, mô hình canh tác tôm – lúa đều tăng qua từng năm về diện tích, năng suất và giá trị gia tăng. Đây là mô hình phát triển bền vững, lợi nhuận cao hơn 15 – 30% so với độc canh cây lúa; có nhiều doanh nghiệp thực hiện liên kết sản xuất.

Với mô hình tôm - lúa ông Thiều khẳng định đây là mô hình bền vững, hiệu quả, là mô hình ‘thông minh’ tạo ra các sản phẩm sạch, phù hợp với quy trình GAP, giúp nông dân áp dụng các biện pháp canh tác, phòng chống dịch ít sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật… Từ đó nâng cao giá trị, chất lượng sản phẩm hàng hóa, khả năng cạnh tranh trên thị trường.

“PHÁ RÀO” ĐƯA CON TÔM VÀO ĐẤT LÚA , HÀNG TRIỆU NÔNG DÂN “SỐNG KHỎE”
Mô hình lúa tôm giai đoạn đầu, người dân cấy lúa trên đất nuôi tôm đôi khi chỉ cần lấy rạ để cải tạo nước cho nuôi tôm.
“PHÁ RÀO” ĐƯA CON TÔM VÀO ĐẤT LÚA , HÀNG TRIỆU NÔNG DÂN “SỐNG KHỎE”
“PHÁ RÀO” ĐƯA CON TÔM VÀO ĐẤT LÚA , HÀNG TRIỆU NÔNG DÂN “SỐNG KHỎE”

Được phép chuyển đổi, nhưng hạ tầng, đặc biệt là hạ tâng thủy lợi chưa theo kịp tốc độ sản xuất của người dân với mong muốn đổi đời.

Ông Phạm Văn Thiều, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu nhìn nhận: “Mô hình tôm - lúa vẫn còn gặp nhiều khó khăn, nhất là biến đổi khí hậu, nước biển dâng và gần đây là hiện tượng hạn hán, xâm nhập mặn đang là mối đe dọa thực sự đến sự phát triển bền vững kinh tế - xã hội của vùng ĐBSCL nói chung và tỉnh Bạc Liêu nói riêng. “Nguồn tôm giống chất lượng chưa được người nuôi quan tâm, môi trường nước có nguy cơ ô nhiễm, dịch bệnh trên tôm nuôi xảy ra ngày càng nhiều... dẫn đến phát triển chưa bền vững, nên hiệu quả kinh tế trung bình của mô hình này nhiều năm qua còn thấp, chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế của vùng” – ông Thiều chia sẻ.

Theo ông Lê Văn Sử, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau: “Tỉnh Cà Mau đã quy hoạch 23 tiểu vùng, trong đó có mô hình luân canh lúa tôm càng xanh ở vùng Bắc Cà Mau. Theo tính toán thu nhập từ mô hình này cho thu nhập từ 60-80 triệu đồng/ha/vụ/năm. Tuy lợi nhuận còn khiêm tốn nhưng sản phẩm mang lại rất ấn tượng. Chất lượng của hạt lúa ở mô hình này vượt trội so với vùng chuyên canh lúa. Dẫu vậy, vẫn còn những điểm nghẽn, trong đó có việc đầu tư hạ tầng thủy lợi chưa đồng bộ”.

“PHÁ RÀO” ĐƯA CON TÔM VÀO ĐẤT LÚA , HÀNG TRIỆU NÔNG DÂN “SỐNG KHỎE”
Nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu Dương Thành Trung và anh hùng lao động Hồ Quang Cua.
“PHÁ RÀO” ĐƯA CON TÔM VÀO ĐẤT LÚA , HÀNG TRIỆU NÔNG DÂN “SỐNG KHỎE”
Ông Phạm Văn Thiều, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu
“PHÁ RÀO” ĐƯA CON TÔM VÀO ĐẤT LÚA , HÀNG TRIỆU NÔNG DÂN “SỐNG KHỎE”
Nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu Dương Thành Trung và anh hùng lao động Hồ Quang Cua.
“PHÁ RÀO” ĐƯA CON TÔM VÀO ĐẤT LÚA , HÀNG TRIỆU NÔNG DÂN “SỐNG KHỎE”
Ông Phạm Văn Thiều, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu

Kinh nghiệm sản xuất chưa có, việc áp dụng khoa học công nghệ vào đồng ruộng cũng chưa. Chính vì vậy thời gian đầu sau hào hứng từ nước mặn để nuôi tôm, người dân lại ...trắng tay do tôm chết.

“PHÁ RÀO” ĐƯA CON TÔM VÀO ĐẤT LÚA , HÀNG TRIỆU NÔNG DÂN “SỐNG KHỎE”

Anh Phạm Văn Giám, 41 tuổi, ngụ xã Ninh Hòa, huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu trần tình: “Cách đây hơn 10 năm, vợ chồng tôi dắt nhau đi lao động tại Bình Dương do ở quê nhà cây lúa, con tôm gặp khó khăn. Lao động cật lực trong vòng 6 năm dành dụm được một số tiền, năm 2019 tôi trở về quê mua hơn 3ha lúa – tôm để sản xuất. Với diện tích này, mỗi năm thu nhập trên 200 triệu đồng. Ngày xưa vì con tôm tôi đi Bình Dương, bây giờ nhờ mô hình lúa thơm – tôm sạch tôi không còn ý định đi Bình Dương nữa”.

“PHÁ RÀO” ĐƯA CON TÔM VÀO ĐẤT LÚA , HÀNG TRIỆU NÔNG DÂN “SỐNG KHỎE”
1,2/ Anh hùng lao động Hồ Quang Cua và nhóm cộng sự cho ra đời dòng lúa thơm ST trên đất lúa tôm mở ra cơ hội mới cho mô hình lúa thơm - tôm sạch phát triển. 3/ Ông Đỗ Minh Thắng, Chủ tịch UBND Thị xã Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu. 4/ Ông Trần Đình Luân, Tổng cục Thủy sản, Bộ NNPTNT: Dư địa để phát triển mô hình lúa tôm còn rất lớn.

Khi cây lúa thơm, đặc biệt là dòng ST do anh hùng lao động Hồ Quang Cua cùng nhóm cộng sự nghiên cứu thành công trên đầm tôm vào năm 2018 – 2019 thật sự mở ra hướng phát triển bền vững cho mô hình lúa - tôm.

Nhiều năm liền người dân trồng lúa trên đất lúa tôm đạt năng suất trên 5 tấn/ha, giá lúa trên 8.000 đồng/kg; lợi nhuận từ trồng lúa ST24, ST25 trên đất lúa tôm cao hơn đất chuyên trồng lúa.

Ông Trần Đình Luân, Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản, Bộ NNPTNT cho rằng dư địa phát triển con tôm, cây lúa cho mô hình lúa tôm tại ĐBSCL còn rất lớn.

Theo Cục Trồng trọt Bộ NN&PTNT, đến năm 2021, diện tích sản xuất lúa tôm các tỉnh ĐBSCL đạt hơn 162.000ha với sản lượng khoảng 900.000 tấn, tập trung chủ yếu ở Bạc Liêu, Kiên Giang và Cà Mau.

Theo đề án của Bộ NN&PTNT, đến năm 2030, diện tích canh tác tôm lúa vùng ĐBSCL sẽ đạt 250.000ha, sản xuất 125.000 - 150.000 tấn tôm, với giá trị có thể đạt 25.000 - 30.000 tỉ đồng, tạo việc làm ổn định cho trên 1 triệu lao động.

“PHÁ RÀO” ĐƯA CON TÔM VÀO ĐẤT LÚA , HÀNG TRIỆU NÔNG DÂN “SỐNG KHỎE”

PGS.TS Dương Nhựt Long (trưởng bộ môn kỹ thuật nuôi thủy sản nước ngọt, khoa thủy sản Trường đại học Cần Thơ) cho biết qua quá trình 6 năm nghiên cứu thực tế mô hình lúa tôm ở Bạc Liêu, Cà Mau và Kiên Giang cho thấy lợi nhuận người dân thu được từ mô hình lúa tôm khoảng 90 triệu đồng/ha/năm (ở Cà Mau, Bạc Liêu), thậm chí ở huyện An Biên (Kiên Giang) là 131 triệu đồng/ha/năm, cao hơn rất nhiều so với chuyên canh lúa.

Tuy nhiên, nuôi tôm trên đất lúa mới chỉ là "được", nhưng nếu muốn hướng tới nền sản xuất hàng hóa, cần phải tính lại chiến lược.

"Nên tiếp tục khai thác mô hình này vì nó rất tuyệt vời nhưng cần thay đổi tư duy và đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, gắn sản phẩm ngoài lúa xuất khẩu rồi thì tôm cũng xuất khẩu, đặc biệt là tôm càng xanh. Muốn vậy, cần có hệ thống ao vèo, khi khô hạn, nắng nóng, độ mặn tăng cao, bà con không có nước ở ruộng thì nước ao vèo sẽ điều tiết. Biến đổi khí hậu không có gì phải sợ, nhưng đòi hỏi nhận thức thay đổi", ông Long đề xuất.

“PHÁ RÀO” ĐƯA CON TÔM VÀO ĐẤT LÚA , HÀNG TRIỆU NÔNG DÂN “SỐNG KHỎE”
“PHÁ RÀO” ĐƯA CON TÔM VÀO ĐẤT LÚA , HÀNG TRIỆU NÔNG DÂN “SỐNG KHỎE”
Bộ trưởng Bộ NNPTNT Lê Minh Hoan
“PHÁ RÀO” ĐƯA CON TÔM VÀO ĐẤT LÚA , HÀNG TRIỆU NÔNG DÂN “SỐNG KHỎE”
“PHÁ RÀO” ĐƯA CON TÔM VÀO ĐẤT LÚA , HÀNG TRIỆU NÔNG DÂN “SỐNG KHỎE”
Bộ trưởng Bộ NNPTNT Lê Minh Hoan
“PHÁ RÀO” ĐƯA CON TÔM VÀO ĐẤT LÚA , HÀNG TRIỆU NÔNG DÂN “SỐNG KHỎE”

Theo ông Dương Thành Trung, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu, mô hình lúa tôm đang phát triển rất tốt, đặc biệt là kể từ khi có giống lúa ST24, ST25.

Tuy nhiên, để mô hình này phát triển mạnh mẽ hơn nữa, cần làm tốt 3 vấn đề. Thứ nhất là ngành nông nghiệp phải có mô hình, ít nhất mỗi ấp phải có 1 mô hình để người nông dân được "mắt thấy tai nghe", rồi dần dần nhân rộng ra nhiều mô hình.

Thứ hai là phải có tổ chức cho người nông dân, không để tự bươn chải, làm một mình là không hiệu quả. Theo ông Trung, "phải có hợp tác xã, tổ sản xuất mà tốt hơn nữa là hội quán chỗ anh Sáu Hoan (bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan) đã làm".

Cuối cùng, phải có cơ chế của Nhà nước, phải có chính sách hỗ trợ để nông dân làm mô hình. Đặc biệt, cần tiến tới xây dựng thương hiệu cho lúa tôm vùng bán đảo Cà Mau, nhưng không để cho người dân làm, Nhà nước làm mà buộc phải có doanh nghiệp.

"Lúa tôm ai cũng muốn phát triển xa hơn, mạnh hơn, muốn làm được phải có thương hiệu và chính quyền phải nắm tay cho được doanh nghiệp đến với người dân", ông Trung nói.

Tư lệnh ngành nông nghiệp cũng cho rằng nếu chúng ta định vị lúa tôm vùng Mê Kông hướng đến nông nghiệp sinh thái bền vững, thì hệ thống tổ chức hỗ trợ nông nghiệp và các ngành hỗ trợ phải khác. Tham vọng, kỳ vọng lớn thì mô hình phải khác nhau, hệ sinh thái phải khác. Ông Hoan mong muốn nông nghiệp sinh thái cần một hệ sinh thái của tất cả chúng ta, từ cơ quan quản lý, chính quyền, doanh nghiệp, nhà khoa học người dân, truyền thông. “Khi đã là hệ sinh thái thì không ai quan trọng hơn ai hết, Bộ trưởng cũng như là nhà khoa học, người nông dân. Bởi thước đo cuối cùng của mô hình tôm lúa là thu nhập người nông dân, là người nông dân sống khỏe”.

“PHÁ RÀO” ĐƯA CON TÔM VÀO ĐẤT LÚA , HÀNG TRIỆU NÔNG DÂN “SỐNG KHỎE”
“PHÁ RÀO” ĐƯA CON TÔM VÀO ĐẤT LÚA , HÀNG TRIỆU NÔNG DÂN “SỐNG KHỎE”
“PHÁ RÀO” ĐƯA CON TÔM VÀO ĐẤT LÚA , HÀNG TRIỆU NÔNG DÂN “SỐNG KHỎE”
“PHÁ RÀO” ĐƯA CON TÔM VÀO ĐẤT LÚA , HÀNG TRIỆU NÔNG DÂN “SỐNG KHỎE”
Nhiều thương hiệu lúa thuộc mô hình lúa tôm ra đời hi vọng giá trị tăng thêm của mô hình lúa tôm sẽ tăng cao.
“PHÁ RÀO” ĐƯA CON TÔM VÀO ĐẤT LÚA , HÀNG TRIỆU NÔNG DÂN “SỐNG KHỎE”
“PHÁ RÀO” ĐƯA CON TÔM VÀO ĐẤT LÚA , HÀNG TRIỆU NÔNG DÂN “SỐNG KHỎE”
“PHÁ RÀO” ĐƯA CON TÔM VÀO ĐẤT LÚA , HÀNG TRIỆU NÔNG DÂN “SỐNG KHỎE”
“PHÁ RÀO” ĐƯA CON TÔM VÀO ĐẤT LÚA , HÀNG TRIỆU NÔNG DÂN “SỐNG KHỎE”
Nhiều thương hiệu lúa thuộc mô hình lúa tôm ra đời hi vọng giá trị tăng thêm của mô hình lúa tôm sẽ tăng cao.

TIN LIÊN QUAN

LĐO | 20/02/2022 | 07:30