Lao Động
Lao Động eMagazine

Phao cứu sinh thiết thực cho người lao động lúc "nhà chẳng còn tiền"

Phao cứu sinh thiết thực cho người lao động lúc "nhà chẳng còn tiền"
Phao cứu sinh thiết thực cho người lao động lúc "nhà chẳng còn tiền"

Với mong muốn hỗ trợ cho đoàn viên và người lao động trên địa bàn 3 tỉnh Bình Dương, Cần Thơ và Đồng Nai do ảnh hưởng của dịch COVID-19 bị ngừng việc, mất việc làm, Báo Lao Động đã phát động chương trình “Tiếp sức cho công nhân, người lao động” với sự đồng hành của Quỹ Dẫn Ánh Bình Minh – Ngân hàng Kỹ thương Việt Nam Techcombank trao 3.000 suất quà tận tay cho công nhân đoàn viên người lao động khó khăn do ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19 như một lời an ủi, giúp họ san sẻ trong giai đoạn khó khăn.

Phao cứu sinh thiết thực cho người lao động lúc "nhà chẳng còn tiền"

Theo thông tin của Bộ Lao động Thương binh và xã hội, trong quý II/2021, cả nước có 12,8 triệu người từ 15 tuổi trở lên bị ảnh hưởng tiêu cực bởi dịch COVID-19, bao gồm người bị mất việc làm, giãn việc/nghỉ luân phiên, giảm giờ làm, giảm thu nhập,… Đặc biệt, sự bùng phát nhanh, mạnh, khó kiểm soát của dịch COVID-19 lần này đã làm tỉ lệ thiếu việc làm, thất nghiệp của lao động ở khu vực thành thị tăng cao hơn so với khu vực nông thôn.

Khu công nghiệp đóng cửa, công nhân không biết bấu víu vào đâu, dịch COVID-19 đang ảnh hưởng nặng nề, đặc biệt tại các tỉnh phía Nam. Trong đó 3 tỉnh Cần Thơ, Đồng Nai, Bình Dương là vùng mũi nhọn tập trung nhiều khu công nghiệp đang tạm thời đóng cửa để hạn chế dịch bệnh lây lan.

Trong căn nhà trọ chưa đầy 15 mét vuông ở Phường Lái Thiêu, thành phố Thuận An, Bình Dương, anh Huỳnh Chương (Công nhân giày da) và vợ vẫn miệt mài bên chiếc bàn nhỏ, để gia công những đôi giày cho kịp đơn đặt hàng. Đã nhiều tháng qua, tình hình dịch COVID-19 phức tạp ở Bình Dương khiến công việc của hai vợ chồng gặp nhiều trở ngại. Đều có khiếm khuyết ở chân, đi lại gặp nhiều khó khăn, dịch bệnh lại càng khiến cuộc sống của hai vợ chồng thêm vất vả.

Để vượt qua khó khăn, cả hai phải tằn tiện chi tiêu, bữa rau, bữa cháo, có hôm đi làm về chỉ rang tạm cơm với trứng. Sau đó, không ai bảo ai, hai vợ chồng lại lấy vật liệu ra tiếp tục cặm cụi bên những chiếc giày tới đêm. Trò chuyện bằng giọng trầm buồn, anh Chương chia sẻ: "Chúng tôi phải nghỉ việc, do dịch bệnh không có đơn hàng. Mỗi tháng phải đóng tiền nhà 2 triệu, cùng với chi phí ăn uống, sinh hoạt của 2 vợ chồng, nên chúng tôi gặp rất nhiều khó khăn".

Không được may mắn như vậy, hai anh em Nguyễn Văn Hiền và Nguyễn Văn Hậu - công nhân ở TP Thuận An, Bình Dương đều là F0 nên phải vào khu cách ly đặc biệt. Trải qua những giây phút hoang mang, sợ hãi khi nhận kết quả dương tính, hai anh em lấy lại được tinh thần bởi xác định được mục tiêu: “Phải bình tĩnh chiến đấu, vì không còn cách nào khác”.

Ở trong khu cách ly còn nhiều thiếu thốn, anh Hiền tâm sự: “Thời điểm này khu vực phía Nam liên tục nhận thông tin tăng các ca F0, thật lòng là chúng tôi nơm nớp cho đến khi chính bản thân mình có kết quả dương tính. Bây giờ ở trong khu cách ly, hai anh em vừa theo dõi sức khỏe của mình, vừa trấn an người thân ở nhà và tự dặn mình phải thật mạnh mẽ vượt qua dịch bệnh để trở về cuộc sống và công việc thường ngày”.

Phao cứu sinh thiết thực cho người lao động lúc "nhà chẳng còn tiền"

Tính đến tối 13.9, tỉnh Bình Dương ghi nhận 157.046 ca mắc COVID-19. Nếu tính trên quy mô dân số khoảng 2,6 triệu người thì đã có hơn 6% dân số Bình Dương bị nhiễm COVID-19. Đây là tỉ lệ cao nhất cả nước, vượt qua cả TP.HCM.

Bình Dương hiện có 50.000 doanh nghiệp với hơn 1,2 triệu lao động đến từ hầu hết các tỉnh, thành trong cả nước. Do ảnh hưởng của dịch, số lượng lao động thất nghiệp đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp trong quý II/2021 là 28.364 người, tăng 15.938 người so với quý I/2021. Lượng lao động thất nghiệp có sự gia tăng do đây là thời điểm lao động chuyển đổi công việc nhưng gặp phải tình hình dịch bệnh bùng phát trở lại, các doanh nghiệp tạm thời giảm số lượng tuyển dụng, lao động gặp khó khăn hơn trong việc tìm kiếm việc làm.

So với số ca mắc tại Đồng Nai và Bình Dương, tình hình dịch COVID-19 ở Cần Thơ đang được kiểm soát khá tốt. Tới tối 13.9, số ca mắc COVID-19 mới tại Cần Thơ trong ngày là 68 ca, nâng tổng số lên 4.779 trường hợp F0. Tuy nhiên, theo đánh giá của lãnh đạo TP Cần Thơ, tình hình vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp do vẫn liên tục phát hiện các ca mắc COVID-19 cộng đồng. Cần Thơ cũng tiếp tục giãn cách theo chỉ thị 16 trên toàn thành phố thêm 10 ngày, từ 0h ngày 8.9 đến ngày 18.9.

Kể từ khi dịch bệnh bùng phát, công ty tạm thời ngưng hoạt động, mọi khó khăn giờ đây đè nặng lên vai chị Nguyễn Ngọc Bích (Phường Trà Nóc, quận Bình Thủy, TP Cần Thơ), khi một mình phải gánh vác cả gia đình. Là công nhân của Công ty TNHH FM Việt Nam, thu nhập mỗi tháng chỉ vỏn vẹn 5 triệu đồng, nhưng mỗi tháng chị Bích phải gửi về quê 2 triệu đồng để phụ giúp cha và đứa con trai lớn sinh hoạt, chi tiêu. Còn mình phải chi trả tiền trọ, chi phí sinh hoạt hàng tháng. Dưới quê nhà cũng không có ruộng đất, chỉ có căn nhà mới xây, vừa trả hết khoản nợ xây nhà. Giờ còn 20 triệu tiền nợ mượn chưa có khả năng chi trả.

Phao cứu sinh thiết thực cho người lao động lúc "nhà chẳng còn tiền"

Cùng chung cảnh ngộ, gia đình chị Phan Thị Phượng - cũng phải "thắt lưng buộc bụng" cho chi tiêu hàng tháng. Chị Phượng mang tật nguyền chỉ có thể ở nhà làm những công việc nhà. Thu nhập chính của gia đình đều phải phụ thuộc vào chồng và đứa con trai. Do ảnh hưởng dịch bệnh, hơn tuần qua công việc làm hồ của chồng chị cũng tạm ngưng, con trai làm công ty lương mỗi tháng chỉ được 3,5 triệu đồng nay lại phải thực hiện "3 tại chỗ" tại công ty nên không thể về nhà. Cuộc sống lúc trước đã bấp bênh, nay lại càng vất vả hơn.

Phao cứu sinh thiết thực cho người lao động lúc "nhà chẳng còn tiền"

Tình hình dịch COVID-19 vô cùng phức tạp đã đẩy những công nhân lao động xa quê đang sinh sống trong các nhà trọ vào cảnh khó khăn. Mỗi người một hoàn cảnh, nhưng họ có nỗi khó khăn chung đó là đã cạn tiền tích trữ và hết đồ ăn. Để mưu sinh qua ngày, người lao động, công nhân phải chật vật kiếm tìm các công việc thủ công có thể làm được tại nhà. Khẩu phần ăn của cả nhà bị cắt giảm, mọi chi tiêu sinh hoạt đều siết chặt nhưng cũng không đủ. Giãn cách xã hội khiến họ chẳng thể đi đâu, làm gì vì thế dù có muốn kiếm tìm các cơ hội để cứu mình thì công nhân nghèo cũng chỉ chới với... chênh vênh.

Hơn lúc nào hết, những lao động nghèo giờ đây chỉ biết trông chờ vào sự quyên góp, ủng hộ từ các cá nhân, đoàn thể để vơi bớt sự vất vả, khó khăn trong những ngày dịch bệnh.

Phao cứu sinh thiết thực cho người lao động lúc "nhà chẳng còn tiền"

Với mong muốn hỗ trợ cho đoàn viên và người lao động trên địa bàn 3 tỉnh Bình Dương, Cần Thơ và Đồng Nai do ảnh hưởng của dịch COVID-19 bị ngừng việc, mất việc làm, Báo Lao Động đã phát động chương trình “Tiếp sức cho công nhân, người lao động” với sự đồng hành của Quỹ Dẫn Ánh Bình Minh – Ngân hàng Kỹ thương Việt Nam Techcombank trao 3.000 suất quà tận tay cho công nhân đoàn viên người lao động khó khăn do ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19 như một lời an ủi, giúp họ san sẻ trong giai đoạn khó khăn. Không chỉ trao tặng hiện kim trị giá 3 tỉ đồng, đại diện Quỹ Dẫn Ánh Bình Minh Ngân hàng Kỹ thương Việt Nam Techcombank đã cùng Báo Lao Động, đại diện Liên đoàn Lao động 3 tỉnh Bình Dương, Cần Thơ và Đồng Nai tới để trao tận tay cho từng công nhân, người lao động khó khăn.

Phao cứu sinh thiết thực cho người lao động lúc "nhà chẳng còn tiền"
Phao cứu sinh thiết thực cho người lao động lúc "nhà chẳng còn tiền"

Trực tiếp trao những phần quà cho bà con tại chợ đầu mối Phú Hoà, Bình Dương, ông Nguyễn Đình Khánh – Phó Chủ tịch thường trực Liên đoàn Lao động tỉnh Bình Dương tâm sự: “Sau khi nhận được phần quà gồm 1 triệu của ngân hàng Techcombank và Báo Lao Động cùng phần quà của Liên đoàn Lao động tỉnh bà con ở chợ đầu mối Phú Hòa rất phấn khởi. Sự quan tâm của Báo Lao Động cùng ngân hàng Techcombank đã giúp bà con an tâm vượt qua khó khăn. Chúng tôi cũng gửi lời cảm ơn tới Báo Lao Động và Ngân hàng Techcombank đã luôn đồng hành cùng Liên đoàn Lao động tỉnh Bình Dương, các cấp công đoàn trong tỉnh để chăm sóc cho các bà con công nhân lao động ở chợ đầu mối cũng như trên địa bàn Bình Dương trong tình hình hiện nay”.

Không chỉ tại Bình Dương, tại Cần Thơ và Đồng Nai, đại diện các Liên đoàn Lao động cùng đại diện Báo Lao Động và Quỹ Dẫn Ánh Bình Minh cũng gửi những phần quà tiếp sức tới từng gia đình công nhân, lao động chịu ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch. Những phần quà tuy nhỏ nhưng trao đi kịp thời, đúng lúc khiến nhiều người lao động cảm kích, rơi nước mắt khi được nhận. “Một miếng khi đói bằng một gói khi no” và đây cũng là lúc chúng ta cần lắm những sự sẻ chia để không ai bị bỏ lại, không còn ai phải nhịn đói qua những ngày dịch bệnh.

Phao cứu sinh thiết thực cho người lao động lúc "nhà chẳng còn tiền"
Phao cứu sinh thiết thực cho người lao động lúc "nhà chẳng còn tiền"
Phao cứu sinh thiết thực cho người lao động lúc "nhà chẳng còn tiền"
Phao cứu sinh thiết thực cho người lao động lúc "nhà chẳng còn tiền"

Cầm trên tay 1 triệu đồng hỗ trợ của Ngân hàng Techcombank, chị Phan Thị Phượng (Trà Nóc, Cần Thơ) đã không nén được những giọt nước mắt. Có thêm 1 triệu đồng là có thêm những bữa ăn cho chị và người chồng mất việc vì dịch bệnh. Bản thân bị tật nguyền, vốn chẳng kiếm được bao nhiêu, tiền sinh hoạt, chi tiêu đều phải nhờ vào người chồng làm công việc tự do và người con trai là công nhân. Dịch bệnh ập đến khiến cả gia đình điêu đứng vì không còn thu nhập, cuộc sống vốn đã không dư dả nay lại tìm mọi cách để chắt chiu, thắt lưng buộc bụng để sống qua những ngày khó khăn. “Tôi tật nguyền, không thể đi làm gì, dịch bệnh lại con trai không thể về, gia đình tôi vô cùng thiếu thốn và khó khăn. Số tiền này đối với gia đình tôi lúc này thực sự có ý nghĩa rất lớn. Tôi rất biết ơn sự giúp đỡ từ Báo Lao Động cũng như nhà tài trợ đã giúp đỡ chúng tôi trong giai đoạn này”, bà Phượng xúc động bày tỏ lời cảm ơn.

Phao cứu sinh thiết thực cho người lao động lúc "nhà chẳng còn tiền"

Cũng giống như chị Phượng, nghe tin nhận được phần quà hỗ trợ từ Liên đoàn Lao động tỉnh Đồng Nai, ông Lê Văn Hoá (Thành phố Đồng Nai) cẩn thận lựa chọn chiếc áo lịch sự nhất có trong tủ đồ để ra nhận phần quà đặc biệt này. Từ khi tỉnh Đồng Nai áp dụng giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16, ông Hoá là thợ hồ đã chính thức thất nghiệp. Không có tiền tích luỹ, không có thêm thu nhập, hai vợ chồng ông và 3 đứa cháu nhỏ sống “lay lắt” trong sự giúp đỡ của bạn bè, họ hàng, chờ dịch bệnh sớm qua để đi kiếm việc làm. Phần hỗ trợ 1 triệu đồng hôm nay là quá lớn với gia đình ông lúc này. 1 triệu đồng này sẽ là nhiều bữa ăn cho gia đình ông, 3 đứa cháu nhỏ sẽ có thêm quyển vở, chiếc bút cho năm học mới.

Phao cứu sinh thiết thực cho người lao động lúc "nhà chẳng còn tiền"
Phao cứu sinh thiết thực cho người lao động lúc "nhà chẳng còn tiền"
Phao cứu sinh thiết thực cho người lao động lúc "nhà chẳng còn tiền"

Còn tại Bình Dương, 1000 người lao động gặp khó khăn vì dịch bệnh cũng đã được hỗ trợ kịp thời khi hơn 1 tháng ròng rã không có thu nhập, nhiều người cạn tiền, phải chật vật lo miếng ăn từng ngày. “Tôi rất mừng khi nhận được số tiền 1 triệu đồng từ nhà tài trợ và Báo Lao Động. Trong thời điểm này, thật sự chúng tôi hết đã hết sạch tiền nên nhận được phần quà này, chúng tôi không biết nói gì hơn ngoài lời cảm ơn”, anh Bùi Văn Nhi (công nhân Công ty gỗ tại Bình Dương) rơm rớm nước mắt khi cầm 1 triệu đồng trên tay. Với anh Nhi, và với hàng triệu công nhân, người lao động lúc này, 1 triệu đồng tuy ít ỏi nhưng đó lại là chiếc “phao cứu sinh” kịp thời và đúng lúc nhất. Ít nhất, nó sẽ giúp được họ vượt qua nỗi nhọc nhằn trong những ngày tới và thêm động lực để chờ tới những tháng ngày tươi đẹp phía trước.

Phao cứu sinh thiết thực cho người lao động lúc "nhà chẳng còn tiền"
Phao cứu sinh thiết thực cho người lao động lúc "nhà chẳng còn tiền"

Đại dịch COVID-19 đã đem đến muôn vàn thách thức, khó khăn nhưng nó cũng cho chúng ta thấy rõ nhất sự đùm bọc, sẻ chia, “lá lành đùm lá rách” của dân tộc Việt Nam. Mỗi người chia sẻ một ít tới những người cần để những người nghèo, những công nhân, lao động khó khăn có bữa cơm đầy đầy, những đứa trẻ có thêm quyển vở, chiếc bút tới trường. Khi sự tử tế được lan toả, yêu thương sẽ còn mãi và là tấm khiên vững chãi, làm dịu bớt những nỗi đau trong đại dịch. Và Báo Lao Động sẽ tiếp tục sứ mệnh đồng hành cùng công nhân, người lao động, sẽ luôn là cầu nối của sự sẻ chia, góp phần lan toả những yêu thương dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào.

TIN LIÊN QUAN

LĐO | 14/09/2021 | 07:00